Xu hướng xây nhà chọc trời bằng gỗ ở châu Á-Thái Bình Dương

thiết kế web btccorp
thiết kế website btccorp
công ty thiết kế web btccorp

Xu hướng xây nhà chọc trời bằng gỗ ở châu Á-Thái Bình Dương

  • 14/10/2020
  • 111

Nhật Bản đang xây dựng tòa nhà chọc trời cao nhất đất nước, nhưng đó không chỉ là một tòa nhà đơn thuần. Sau khi hoàn thành, công trình sẽ trở thành tòa nhà chọc trời bằng gỗ cao nhất thế giới. Dự án độc đáo này khiến các nhà quan sát đặt câu hỏi: Liệu các quốc gia khác ở châu Á-TBD có đi theo xu hướng này?  

Cùng với Nhật Bản, các thành phố ở Australia dường như cũng đang trong một cuộc chạy đua xây dựng các tòa nhà bằng gỗ. Một phân tích gần đây của Jones Lang LaSalle (JLL) đã ghi nhận xu hướng này. Cụ thể, một tòa tháp văn phòng bằng gỗ sẽ được hoàn thành tại thành phố Brisbane trong năm nay và trở thành văn phòng gỗ cao nhất thế giới. Một phiên bản “anh em” của Sydney International House - tòa nhà văn phòng gỗ đầu tiên của Australia cũng đang trong quá trình xây dựng.

Xu hướng xây nhà cao tầng bằng gỗ ở châu Á-Thái Bình Dương
 Từ Nhật Bản đến Australia, các dự án nhà cao tầng bằng gỗ đang xuất hiện ngày càng phổ biến. (Ảnh: sculpies / Shutterstock)

Ông Matthew Clifford, Trưởng bộ phận các dịch vụ về năng lượng và phát triển bền vững tại JLL châu Á-TBD cho biết trong khi phần lớn ngành xây dựng vẫn đi theo cách thức truyền thống, một số đơn vị có đủ các điều kiện về thời gian, kinh nghiệm và sự quyết tâm sẵn sàng theo đuổi các phong cách thiết kế mới.

Tuy nhiên, ông Clifford cũng lưu ý rằng hiện vẫn có rất ít nhà thiết kế, kỹ sư và kiến trúc sư giàu kinh nghiệm chuyên xây dựng các tòa nhà chọc trời bằng gỗ. Điều này có nghĩa là phương án này ít có khả năng được đề xuất như một lựa chọn xây dựng phổ biến.

Những tiến bộ trong ngành nghiên cứu vật liệu xây dựng chống thảm họa được coi là một động lực để phát triển nhà cao tầng bằng gỗ. Bộ Đất đai, Cơ sở Hạ tầng, Giao thông và Du lịch Nhật Bản đã chấp thuận việc sử dụng cột gỗ có khả năng chịu lửa trong vòng 3 giờ trong các tòa nhà cao từ 15 tầng trở lên.

Bà Naoko Iwanaga, Giám đốc Nghiên cứu tại JLL Nhật Bản chia sẻ: "Gỗ vốn là một vật liệu rất tinh tế trong kiến trúc truyền thống của Nhật Bản. Hiện nay, chúng tôi sở hữu công nghệ khiến gỗ bền hơn, có khả năng chống cháy để sử dụng đựợc trong các tòa cao ốc.”

Theo ông Simone Concha, Giám đốc Phát triển bền vững tại JLL Australia, dù bê tông và thủy tinh vẫn đóng vai trò quan trọng trong ngành xây dựng nước này, gỗ đang dần chiếm tỷ trọng cao hơn trước nhờ vai trò của vật liệu này trong bảo vệ môi trường. Gỗ sử dụng trong xây dựng được chứng nhận về tính bền vững và là sản phẩm tái tạo, không giống như bê tông và thép được sản xuất bằng các nguồn tài nguyên hữu hạn.

Tháng 11 năm ngoái, sau những tranh cãi xung quanh việc sử dụng gỗ rừng bị chặt phá để xây dựng sân vận động Olympic ở Tokyo, các quan chức Nhật Bản đã thông báo kế hoạch đánh một khoản thuế mới nhằm khuyến khích việc bảo tồn và quản lý rừng. Ngoài ra, một ngân hàng lâm nghiệp cũng sẽ được thành lập để phục hồi và tái phát triển rừng bị bỏ hoang. 

Liên Hương

Nguồn: batdongsan.com.vn
zalo