Ai sẽ chịu trách nhiệm nếu phá bỏ 150 căn hộ tái định cư?

thiết kế web btccorp
thiết kế website btccorp
công ty thiết kế web btccorp

Ai sẽ chịu trách nhiệm nếu phá bỏ 150 căn hộ tái định cư?

  • 16/10/2020
  • 90

Xây rồi bỏ hoang 150 căn hộ

Tại dự án nhà tái định cư này trong khu đô thị mới Sài Đồng, 3 toà nhà 6 tầng sau nhiều năm bị bỏ hoang đã xuống cấp nghiêm trọng. Xung quanh khu nhà, cỏ đã mọc ngập ống chân, rác thải khiến nơi đây càng hoang tàn. Tủ điện và nhiều thiết bị vệ sinh cũng bị bong tróc, han gỉ.

Theo nhiều người dân quanh đây, khu nhà không có ai đến ở suốt hơn chục năm qua. Nằm tại tầng 1, văn phòng của Ban quản lý dự án số 2 thuộc Handico3 cũng bị bỏ hoang, cỏ dại che kín lối vào. UBND quận Long Biên cho biết, nhiều hồ sơ dự án vẫn ở huyện Gia Lâm do dự án triển khai từ khi quận chưa được thành lập. Vì “không nắm được thông tin” nên UBND phường sở tại từ chối làm việc.

Trao đổi với phóng viên, đại diện Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, dự án nhà tái định cư này được thực hiện từ năm 2001-2006 để tái định cư tại chỗ khi GPMB mở rộng tuyến phố Sài Đồng trong khu đô thị Sài Đồng. Người dân không nhận nhà vì có tình trạng khiếu kiện nên khu nhà này đã bị bỏ hoang và dự án mở rộng tuyến phố Sài Đồng cũng trong tình trạng “dậm chân tại chỗ”.

căn hộ tái định cư
Khu nhà tái định cư bị bỏ hoang đã xuống cấp nghiêm trọng. Ảnh: M.T.

Kiến nghị phá bỏ khu nhà

Cũng theo Sở Xây dựng Hà Nội, để giảm thiệt hại cho nhà đầu tư, chủ đầu tư là Handico3 đã đề nghị được phép phá dỡ toàn bộ khu nhà để xây nhà thương mại phục vụ tái định cư theo đặt hàng của thành phố hiện nay. Thông qua văn bản số 1274 ngày 18/7/2017, Thành ủy Hà Nội đã yêu cầu chủ đầu tư xây dựng 2 phương án: Phương án một là cải tạo, sửa chữa khu nhà để xây dựng nhà ở xã hội. Phương án hai là phá bỏ toàn bộ để xây quỹ nhà mới.

Đại diện Sở Xây dựng cho hay: “Sở Xây dựng đã họp với chủ đầu tư và các bên liên quan để bàn phương án giải quyết. Chúng tôi yêu cầu đến ngày 30/9/2017 chủ đầu tư phải có văn bản báo cáo giải trình về chỉ đạo của Thành uỷ trên cơ sở đó thành phố sẽ quyết định. Tuy nhiên đến nay chủ đầu tư vẫn chưa có báo cáo”.

Về trách nhiệm khi dự án này bị bỏ hoang, Sở Xây dựng cho hay, trách nhiệm thuộc về cả chủ đầu tư và cơ quan chức năng. Tuy nhiên, do dự án này có vốn của doanh nghiệp nên trách nhiệm trước hết là do chủ đầu tư khi thực hiện dự án và phối hợp với cơ quan chức năng GPMB để mở rộng đường Sài Đồng. Dù Sở Xây dựng đã giới thiệu quỹ nhà này cho người dân của một số dự án GPMB nhưng người dân vẫn không nhận bởi khu nhà này có hạ tầng, thiết kế, chất lượng xây dựng không phù hợp.

Sở Xây dựng Hà Nội cũng cho hay, hiện có gần 1000 căn hộ tái định cư đã xây dựng xong một thời gian dài nhưng chưa được bàn giao cho người dân. Nguyên nhân là do nhiều dự án GPMB gặp khiếu kiện, vướng mắc như dự án đường sắt trên cao tuyến Nhổn - Ga Hà Nội, đường vành đai 2 (đoạn ngã tư Sở - ngã tư Vọng), một phần đường vành đai 3.

Sở Xây dựng kiến nghị: “Theo Luật Đất đai, khi GPMB thì phải có địa chỉ nhà tái định cư cụ thể nhưng hầu hết các dự án GPMB bị chậm dẫn đến tình trạng nhà xây xong mà không có người nhận, để xuống cấp. Đây là bất hợp lý rất lớn trong chính sách về tái định cư hiện nay cần sớm được khắc phục”.

Một chuyên gia tài chính cho biết, việc phá bỏ khi không còn phù hợp là sự lãng phí rất lớn và việc này cần phải làm rõ trách nhiệm. Vị này cũng cho hay, Handico3 là doanh nghiệp nhà nước khi tiến hành xây dựng khu nhà này. Vấn đề cần làm rõ là thành phố đã bù trừ nghĩa vụ tài chính đối với số tiền xây nhà tái định cư của chủ đầu tư chưa? Số tiền xây khu nhà sẽ là tiền ngân sách nếu được bù trừ rồi. Vậy ai sẽ là người chịu trách nhiệm với số tiền hàng trăm tỷ đồng này?.

Nguồn: batdongsan.com.vn
zalo