Dân cần nắm rõ Luật Cư trú để tránh thiệt thòi khi mua nhà TNT

thiết kế web btccorp
thiết kế website btccorp
công ty thiết kế web btccorp

Dân cần nắm rõ Luật Cư trú để tránh thiệt thòi khi mua nhà TNT

  • 11/11/2020
  • 84
Ngay cả như tại dự án CT1, có những hồ sơ công an phường khi xác nhận cho người dân vẫn xác nhận rằng người dân cư trú ở khu vực đó lâu năm là tạm trú dài hạn. Do điều này trái với Luật Cư trú nên các hồ sơ đó đều không được xét duyệt.

Theo ông Đặng Hoàng Huy - TGĐ CTCP Vinaconex Xuân Mai - chủ đầu tư dự án nhà thu nhập thấp (NTNT) dự án CT1- Hà Đông, trong quá trình tiếp nhận hồ sơ đăng ký mua căn hộ tại dự án này, có khoảng 50% hồ sơ thuộc đối tượng tạm trú. Những hồ sơ này đều bị loại vì không nằm trong quy định được mua NTNT. Bởi theo quy định của TP Hà Nội, các trường hợp có nhu cầu mua và thuê nhà ở thu nhập thấp phải có hộ khẩu thường trú (HKTT) hoặc tạm trú dài hạn tại thành phố, trong khi theo Luật Cư trú thì không có tạm trú dài hạn nữa, hàng năm người đăng ký tạm trú sẽ phải đăng ký làm lại.

Ông Huy cho biết, để đảm bảo quyền lợi cho mình, người dân nên chủ động đăng ký HKTT. Vì hiện nay để làm HKTT ở các thành phố trực thuộc Trung ương rất đơn giản, dễ dàng. Theo Luật Cư trú có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2007, người “có chỗ ở hợp pháp và đã tạm trú liên tục tại thành phố đó từ một năm trở lên. Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản;” là được đăng ký thường trú. Tuy nhiên, hiện nay nhiều người dân không quan tâm đến vấn đề HKTT, hơn nữa, có nhiều gia đình không muốn cho người khác đăng ký chung hộ khẩu dù vẫn đảm bảo được diện tích tối thiểu theo quy định của địa phương. Vì vậy, có những trường hợp tạm trú rất lâu rồi và đủ điều kiện làm thủ tục đăng ký thường trú nhưng không được người khác cho đăng ký chung hộ khẩu nên vẫn mãi làm tạm trú và không được mua NTNT. Ông Huy đề xuất, TP Hà Nội nên có hướng giải quyết cho những người có sổ tạm trú, đã tạm trú lâu mà chưa đăng ký được HKTT. Như những người đã tạm trú 5 - 10 năm nên tạo điều kiện để họ được mua NTNT. Đồng thời, những người đang là tạm trú phải cố gắng chấp hành Luật Cư trú để đăng ký HKTT để chuẩn bị cho những dự án NTNT sắp tới.

Cùng với việc người dân chưa quan tâm đến việc đăng ký HKTT, một vấn đề rất lớn hiện nay là nguồn cung NTNT đang tăng nhanh. Theo chương trình phát triển NTNT của Hà Nội, năm 2015 sẽ phải có 15 nghìn căn hộ cho NTNT, nhưng hiện nay các doanh nghiệp đã đăng ký các dự án lên tới 25 nghìn căn hộ. Nếu tính trung bình tỷ lệ chọi là 1:4, thì sẽ có khoảng 100 nghìn bộ hồ sơ đăng ký. Với số lượng lớn như vậy việc xác nhận của các phường sẽ mất rất nhiều thời gian. Vì vậy, việc tập huấn cho các cấp chính quyền xác định thế nào là một bộ hồ sơ chuẩn là rất quan trọng.

Theo đề xuất của nhiều doanh nghiệp tham gia xây dựng NTNT, để quản lý chính xác các đối tượng trong diện được mua nhà, các tỉnh thành, nhất là Hà Nội và TP.HCM cần có phần mềm theo dõi sở hữu căn hộ của các cá nhân trong TP. Vì sẽ có những người có thể đã đăng ký mua căn hộ, nhưng căn hộ đó chưa xây dựng xong nên vẫn chưa có sổ, thì người này vẫn có thể đăng ký mua NTNT. Đây là cách thức “lách luật” rất khó kiểm soát nếu không quản lý tốt việc sở hữu nhà. Các doanh nghiệp kiến nghị, để tránh tình trạng này và có biện pháp răn đe những đối tượng đã có nhà nhưng vẫn mua NTNT, các cơ quan chủ quản việc này nên thiết lập phần mềm quản lý sở hữu căn hộ cho từng địa phương. Giá trị của phần mềm này khoảng 4 tỷ đồng và các doanh nghiệp có thể góp sức để mua phần mềm.

(Theo Báo XD)

Nguồn: batdongsan.com.vn
zalo