Đất ven đô Hà Nội: Thanh khoản kém, giá vẫn tăng đều

thiết kế web btccorp
thiết kế website btccorp
công ty thiết kế web btccorp

Đất ven đô Hà Nội: Thanh khoản kém, giá vẫn tăng đều

  • 27/10/2020
  • 93
Cũng không ít người lý giải, khi mà nhu cầu về chỗ ở của người Hà Nội, người ngoại tỉnh sinh sống, làm việc tại Thủ đô vẫn đang rất lớn thì chuyện giá đất tăng là điều khó tránh khỏi. Chỉ có điều, mức tăng bất hợp lý, vượt ra ngoài quy luật giá trị, đã phần nào cho thấy quan hệ cung - cầu trên thị trường nhiều khi đã bị bóp méo.

Giá đất trên đoạn đường liên thôn Mễ Trì Thượng này đã tăng từ 20-30 triệu đồng/m2 so với đầu năm - Ảnh: Bảo Anh

Chục người bán, một người mua

Một vài năm trở lại đây, khi mà đất rao bán trong khu vực nội thành ngày càng vơi đi và giá cả cũng tăng dần lên thì những khu vực ngoại thành là mục tiêu của đại đa số những người đang đi tìm chốn an cư tại Hà thành.

Điều đó cũng dễ hiểu bởi giá đất tại các huyện ngoại thành thường thấp hơn từ 2 -3 lần so với các quận trung tâm. Mới đầu năm nay thôi, giá đất trong các thôn, ngõ ở Từ Liêm, Thanh Trì, Gia Lâm... chỉ từ 20 - 30 triệu đồng/m2. Với mức giá đó, có không ít người đã kiếm cho mình được một chốn an cư, dù chỉ từ 30 - 50 m2, tùy vào điều kiện tài chính của mỗi gia đình.

Tuy nhiên, chỉ trong vòng vài ba tháng trở lại đây, với mức tăng giá khủng khiếp, có nơi lên tới 50% đã khiến cho giấc mơ tìm kiếm chốn an cư ở ngoại thành của không ít người phải khựng lại.

Khảo sát của VnEconomy cuối tuần qua cho thấy, giá đất tại một số khu vực Mễ Trì Thượng, An Khánh... được nhiều chủ đất ra giá từ 60 - 70 triệu đồng/m2, so với mức khoảng 30 - 40 triệu đồng/m2 hồi đầu năm.

Anh Nguyễn Tiến Định (Mễ Trì Thượng, Từ Liêm) cho hay, trong khu vực này hiện có rất nhiều nhà cần bán đất. Song khách hàng đa phần là đều đến xem, khảo giá rồi bỏ đi không quay lại.

Theo vị này, trong số hàng chục người đến đây hỏi mua đất trong khu này trong thời gian qua thì may ra chỉ có 1 - 2 người mua được. Lý do không phải là ít sự lựa chọn bởi đất hàng trăm m2 cũng có, 50 m2 hay thậm chí 30 m2 đều có hết, song do giá quá cao nên ai nấy đều từ chối..

Còn theo bà Hoàng Xuân Bốn, chủ một văn phòng nhà đất ngay sau Bảo tàng Hà Nội (đường Phạm Hùng), đất khu Mỹ Đình nói chung hay xa hơn là ra khu vực An Khánh, Di Trạch... đều tăng khoảng vài chục giá chỉ trong mấy tháng gần đây.

Hiện giá đất tại các khu vực giáp Đại lộ Thăng Long hay trên các ngõ thông ra với khu vực nhà Quốc hội được nhiều chủ đất ra giá từ 80 -100 triệu đồng/m2. Tuy nhiên, điều kỳ lạ là giá đất vẫn cứ tăng đều, song giao dịch thành công thì vẫn rất ít.

“So với khách hàng mua chung cư, những người mua đất lẻ xa trung tâm đa phần là những người hạn hẹp về tài chính. Thế nhưng, khi giá đất tại các khu vực này được hét với giá quá cao, đã khiến cho thanh khoản của phân khúc này trở nên trầm lắng hẳn”, một chuyên gia môi giới nhà đất chia sẻ.

Mới đây, Bộ Xây dựng trình Chính phủ bản sửa đổi Đồ án quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến 2050 chọn Ba Đình làm Trung tâm Chính trị - Hành chính quốc gia. Trụ sở các bộ ngành xây mới sẽ đặt tại khu vực Mễ Trì - Mỹ Đình. Đây là nguyên nhân cơ bản khiến giá đất làng quanh khu vực Mỹ Đình tăng chóng mặt. Mặc dù vậy, giao dịch chỉ ở dạng “túc tắc” bởi đất có đầy đủ giấy tờ thì giá quá cao, vượt khả năng chi trả của nhiều người. Đất xen kẹt (đất vườn ao, đất nông nghiệp trong cùng thửa đất có nhà ở) rẻ hơn nhưng lại vướng thủ tục pháp lý.

Theo tìm hiểu, đất thổ cư tại xóm 1, xóm 2 xã Mễ Trì Thượng huyện Từ Liêm được rao bán với giá từ 80 triệu đến 100 triệu đồng mỗi m2. Đất xen kẹt cũng ngót nghét trên dưới 10 triệu đồng. Mặc dù vậy, lượng giao dịch thành công không nhiều. Tại xã Mễ Trì Thượng, nhiều nhà trưng biển bán đất nhưng trong suốt hai tháng nay vẫn chưa thể bán được.

Cũng theo khảo sát của VnEconomy, ngoài khu vực phía Tây, giá đất tại các khu vực ngoại thành khác như Đông Anh, Mê Linh, Gia Lâm... cũng đều âm thầm tăng, tuy mức tăng có thấp hơn khu vực Mỹ Đình.

Giá đất được rao bán tại các khu vực trên hiện phổ biến từ 15 - 20 triệu đồng/m2, giá đất “nhảy dù” vào khoảng 8 -10 triệu đồng/m2. Tuy nhiên, tỷ lệ giao dịch thành công trong vài ba tháng nay vẫn chỉ là đếm trên đầu ngón tay.

Giá đất trong xã Mễ Trì Thượng được hét với giá 80-100 triệu đồng. Ảnh: Hoàng Lan.

Giá tăng nữa hay sẽ giảm?

Theo quy luật, giá đất tại bất kỳ khu vực nào đều có xu hướng tăng qua mỗi năm. Tuy nhiên, với thị trường nhà đất Hà Nội, nhiều người cho rằng nó sẽ diễn biến có phần trái ngược với nhiều địa phương khác do giá đất tại một vài thời điểm, ở một số khu vực cục bộ nhiều khi đã bị thổi lên cao hơn nhiều so với giá trị thực.

Nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Hùng Võ nhìn nhận, giá đất tại Hà Nội tại nhiều khu vực sẽ còn có thể phải hạ nhiệt do thị trường ngày càng trở nên minh bạch và yếu tố tâm lý cũng dần được cải thiện trong giới đầu tư lẫn người dân.

“Giá ở khu vực nào bỗng nhiên tăng đột biến, giao dịch thưa thớt thì chắc chắn sẽ mở đường cho một cuộc thoái lui và khởi điểm cho giá giảm dần, quay trở lại mốc giá thật vốn có của nó. Tuy nhiên, khi mà cơ chế kiểm soát của chúng ta còn thiếu, kém minh bạch thì việc kéo giá đất xuống cũng là một điều không đơn giản”, ông Võ nói.

Theo ông Đặng Văn Quang, Giám đốc Công ty tư vấn Navigat, khu đất Lê Văn Lương tăng giá do trào lưu chung khi trục đường Lê Văn Lương mới thông. Tuy nhiên, giá đất khu vực này đã vượt quá mức chi trả của nhiều người, dẫn đến lượng giao dịch không nhiều. Thêm vào đó, tuyến đường Lê Văn Lương giao cắt với Khuất Duy Tiến còn chưa hoàn chỉnh hay tắc nghẽn khiến nhiều nhà đầu tư ngần ngại khi quyết định đầu tư tại khu vực này.

Trong khi đó, thị trường vàng, đôla đang sôi động khiến một bộ phận nhà đầu tư tạm thời quay lưng với bất động sản để chuyển sang các kênh này.

Ngoài ra, theo phân tích của ông Quang, sau khi các ngân hàng bắt tay nâng lãi suất huy động lên 12%, cho vay sẽ tăng tới hơn 13% hoặc 14%. Lãi suất cho vay tăng cao thì nguồn vốn đổ vào bất động sản sẽ bị hạn chế. “Những mối lo ngại về lạm phát tăng cao có thể sẽ khiến người ta cẩn trọng hơn trong quyết định đầu tư dẫn đến nhà đất tạm thời chưa thể có nhiều giao dịch”, ông Quang nói thêm.

Còn theo ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Bất động sản Hanhud, không chỉ đất thổ cư, diễn biến của nhiều phân khúc khác của thị trường nhà đất Hà Nội trong mấy tháng qua vẫn rất phức tạp. Khả năng thanh khoản trên thị trường hơi kém do tác động của Nghị định 71 đã khiến lực lượng đầu cơ vắng bóng khá nhiều.

Theo vị này, thông thường đối với người dân cứ có thông tin về quy hoạch, hay dự án đi nào đi kèm thì tất yếu sẽ đổ xô vào các khu vực đó, nên giá đất tăng cũng là chuyện dễ hiểu. Ngay như khu vực Tân Mỹ (khu vực giải tỏa) vẫn được rao bán 4-5 chục triều đồng/m2 nó nằm sát sân vận động Mỹ Đình, Đại lộ Thăng Long...

“Tôi cảm thấy quá vô lý khi giá đất tại các khu vực ngoại thành hiện nay ngang ngửa với nhiều khu vực nội thành Hà Nội. Nguyên nhân là do các chiêu đẩy giá của một bộ phần đầu cơ, cò mồi. Nếu những yếu tố này được loại bỏ, giá đất ngoại thành sẽ trở về đúng giá trị của nó”, ông Đính nói.

Cũng theo ông Đính, chính vì giá bị đẩy lên quá cao nên phần lớn người dân đều đang chần chừ chưa quyết mua vội, do đó thanh khoản trên thị trường rất thấp là vì thế. Hiện họ vẫn chần chừ chưa quyết mua vì do giá cao.

Trong khi đó, khá nhiều chuyên gia có kinh nghiệm về “đất cát” lại dự đoán rằng, giá đất ngoại thành Hà Nội còn tiếp tục tăng, đặc biệt là những khu vực như Đông Anh, Mê Linh, các khu vực sát với một số cây cầu lớn của Hà Nội sắp được xây dựng là cầu Nhật Tân, Đông Trù, Tứ Liên...

(Theo Vneconomy,VNE)

Nguồn: batdongsan.com.vn
zalo