Đấu giá đất sai quy định để hạn chế 'cò'

thiết kế web btccorp
thiết kế website btccorp
công ty thiết kế web btccorp

Đấu giá đất sai quy định để hạn chế 'cò'

  • 29/10/2020
  • 113
Biết sai nhưng vẫn làm

Ngày 27/4/2010, UBND TP. Hà Tĩnh tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất đối với 23 lô đất trên địa bàn TP. Hà Tĩnh.

Nhiều người thắc mắc, không hiểu vì sao, số tiền phải nộp ký quỹ (đặt cọc) rất cao. Cụ thể, UBND TP. Hà Tĩnh quy định như sau: các lô đất có giá khởi điểm lớn hơn 1,5 tỷ đồng phải nộp tiền ký quỹ là 500 triệu đồng/1 đơn đấu giá; các lô đất có giá khởi điểm từ 1 đến 1,5 tỷ đồng thì mức tiền ký quỹ là 400 triệu đồng; các lô đất có giá khởi điểm từ 700 triệu đồng đến dưới 1 tỷ đồng có mức ký quỹ là 300 triệu đồng.

Trong khi, Quy chế đấu giá quyến sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất (ban hành kèm theo Quyết định số 216/2005/QĐ-TTg ngày 31/8/2005 của Thủ tướng Chính phủ) ghi rõ: “Tiền đặt cọc (tiền bảo lãnh – tiền đặt trước) do UBND cấp tỉnh quyết định cho từng cuộc đấu giá nhưng tối đa không quá 5% giá khởi điểm của của thửa đất đấu giá”.

Đem việc quy định tiền ký quỹ trái quy định này ra thắc mắc, ông Nguyễn văn Thành – Trưởng phòng Tài nguyên Môi trường TP. Hà Tĩnh, Phó chủ tịch Hội đồng đấu giá quyền sử dụng đất giải thích: “Chúng tôi nhận thấy nếu thu tiền ký quỹ thấp thì “cò” sẽ nhảy vào rất đông, gây ảnh hưởng đến quyền lợi chính đáng của người có nhu cầu mua đất. Do đó, UBND TP. Hà Tĩnh đã có cuộc họp với các phòng, ban chuyên môn để đi đến thống nhất nâng mức tiền ký quỹ lên, như thế sẽ hạn chế được sự quấy rối của “cò”. Biết làm thế là sai nhưng chúng tôi thấy vẫn có điểm tốt là hạn chế tiêu cực (?!).

“Cò” đại gia náo nhiệt sàn đấu giá

Ngược lại với điều ông Thành nói, bên ngoài hội trường đấu giá đất của UBND TP. Hà Tĩnh hôm 27/4, không những giảm được “cò” mà hiện tượng “cò” còn náo nhiệt và “đại gia” hơn.

Các "cò" đại gia thương lượng với nhau xung quanh hội trường đấu giá, hoặc trực tiếp hoặc qua điện thoại.

Khi tiền ký quỹ cao đến hàng trăm triệu đồng thì những “cò bé” không đủ sức để chen chân vào. Ngược lại, điều đó lại gợi sự hứng thú cho những “cò bự”. Có nhiều đại gia đã nộp nhiều đơn đấu giá, việc còn lại là dạo quanh hội trường kêu gọi những cò khác cũng đã có tên đấu giá, thỏa thuận với nhau mức tiền để cho người muốn mua cùng lô đất phải bỏ ra cho họ.

Khi đạt được thỏa thuận, những “cò” này sẽ nhường cho người kia (người bỏ tiền ra cho “cò”) đấu trúng. Sau phiên đấu giá, các “cò” sẽ nhận được số tiền đã thỏa thuận và chia nhau.

Khoảng 14 giờ ngày 27/4, chúng tôi vừa bước vào khu vực hội trường trong vai người đi đấu giá đất. Không phải chờ đợi lâu, một người đàn bà tên B. chạy tới hỏi: “Chú nộp đơn lô số mấy, nói đi chị làm cho?”. “Chị  xem lô 04 và 07 bao nhiêu?”. Bà B. nói ngay: “Chị làm 6 lô, của chú số 04 và 07 thì mỗi đơn 5 triệu, cứ bám theo chị cuối buổi lấy tiền”.

Như vậy, lô đất số 04 và 07 (con số là chúng tôi thuận miệng nói ra với bà B.) đang được thỏa thuận với những “cò” khác, những người có đơn trong hai lô đất đó sẽ được nhận 5 triệu đồng từ người muốn đấu trúng.

Điều này đồng nghĩa với việc trước khi đấu giá “cò” đã biết những lô đất đó có bao nhiêu đơn tham gia, và họ đã thỏa thuận với nhau số tiền mà người muốn mua được lô đất đó phải trả. Câu hỏi đặt ra là do đâu mà những người làm “cò” này biết được chính xác thông tin đang được niêm yết trong hội đồng đấu giá (?).

Sau khi kết thúc phiên đấu giá, các "cò" nhận tiền từ người đấu trúng lô đất mà họ "nhường",
và chia tiền ngay bên ngoài hội trường trước sự chứng kiến của mọi người.

Chúng tôi đã trực tiếp chứng kiến một nhóm người đang trao đổi với nhau, nội dung cuộc trao đổi là: lô đất số 133 đã được thương lượng xong với giá 200 triệu đồng tiền “cò”, và mỗi người nhận được 20 triệu đồng. Chỉ cần làm phép tính đơn giản cũng biết được lô đất đó có 11 người tham gia đấu giá, sau khi thương lượng, một người chi ra 200 triệu đồng cho 10 người kia để họ nhường lô đất. Vậy thông tin từ đâu để những người ở bên ngoài biết được chính xác và thỏa thuận với nhau nhanh chóng như thế?

Kết quả, lô đất số 133 được đấu trúng với giá 730 triệu đồng, vượt so với giá khởi điểm là 40 triệu, tức là chỉ 2 bước giá (mỗi bước giá đối với những lô đất có giá khởi điểm dưới 1 tỷ là 20 triệu đồng).

Sau buổi đấu giá, cảnh chia tiền của các “cò” diễn ra công khai ngay trên vỉa hè trước sự chứng kiến của mọi người.

Đặt vấn đề này với ông Trương Tiến Hương – Phó chủ tịch UBND TP. Hà Tĩnh, Chủ tịch Hội đồng đấu giá Quyền sử dụng đất, ông nói: "Hiện tình trạng “cò” đất rất nhiều nhưng chúng tôi chưa có giải pháp nào để hạn chế".

Theo Vietnamnet
Nguồn: batdongsan.com.vn
zalo