Doanh nghiệp BĐS nợ tiền sử dụng đất: Khách hàng chịu thiệt

thiết kế web btccorp
thiết kế website btccorp
công ty thiết kế web btccorp

Doanh nghiệp BĐS nợ tiền sử dụng đất: Khách hàng chịu thiệt

  • 16/11/2020
  • 95
tiền sử dụng đất.
Dự án Khu hỗn hợp TTTM, dịch vụ công cộng và nhà ở để bán 108 Nguyễn Trãi vẫn nợ hơn 177 tỷ đồng tiền sử dụng đất.

Khách hàng bất an vì dự án nợ tiền sử dụng đất

Vào năm 2010, vợ chồng anh Phạm Thanh Tùng đã ký hợp đồng mua căn hộ tại dự án Văn phòng, TTTM và nhà ở tại 52 Lĩnh Nam (quận Hoàng Mai, Hà Nội) của Công ty CP Lilama. Căn hộ có diện tích 87m2, cộng cả tiền chênh thì giá bán là 21 triệu đồng/m2 . Dự án có 2 tòa nhà, 1 tòa nhà đã xây dựng hoàn thiện và cư dân đã dọn về ở. Căn hộ mà anh Tùng mua nằm ở tòa nhà đang trong giai đoạn hoàn thiện. Mới đây, anh Tùng và các khách hàng mua nhà khác lại bất ngờ khi biết thông tin chủ đầu tư vẫn đang nợ tiền sử dụng đất.

“Lúc ký hợp đồng mua bán chúng tôi không biết là chủ đầu tư vẫn nợ tiền sử dụng đất. Điều này cũng có nghĩa là cả khu đất này chưa làm được sổ đỏ, chưa nói đến việc làm sổ cho các căn hộ của khách hàng”, anh Tùng cho biết.

Có doanh nghiệp chỉ nợ khoảng vài chục tỷ đồng, nhưng cũng có không ít doanh nghiệp nợ lên đến hàng trăm tỷ đồng tiền sử dụng đất. Đơn cử như dự án TTTM và nhà ở C1 (thuộc KĐTM Trung Hòa Nhân Chính) do Công ty CP Đầu tư và Phát triển nhà số 6 Hà Nội làm chủ đầu tư hiện nay vẫn nợ hơn 120 tỷ đồng tiền sử dụng đất. Số tiền này là số nợ không được gia hạn, nhưng hiện chủ đầu tư vẫn không nộp.

Chị Hương, khách hàng mua nhà ở tại dự án này chia sẻ, do chủ đầu tư không công khai số nợ này nên khách hàng mua nhà không biết. Trong hợp đồng mua bán nhà cũng không đề cập đến vấn đề này. “Chúng rôi rất lo lắng khi chủ đầu tư vẫn đang còn nợ 120 tỷ tiền sử dụng đất. Chủ đầu tư còn nợ tiền sử dụng đất, không biết khách hàng có làm được sổ đỏ hay không?”.

Nhiều doanh nghiệp nợ hàng trăm tỷ tiền sử dụng đất

Cục Thuế Hà Nội cho biết, quận Thanh Xuân là địa bàn có số lượng dự án nợ tiền sử dụng đất nhiều nhất với 15 dự án, tiếp theo là quận Cầu Giấy với 12 dự án, quận Hoàng Mai có 9 dự án… Theo danh sách của Cục Thuế Hà Nội, số nợ này đều là số nợ không được gia hạn, hoặc được gia hạn nhưng đến hạn chủ đầu tư vẫn không chịu nộp.

Trong đó có nhiều dự án nợ đến hàng trăm tỷ như: dự án Khu hỗn hợp TTTM, dịch vụ công cộng và nhà ở để bán 108 Nguyễn Trãi hiện nợ hơn 177 tỷ đồng; Dự án tổ hợp văn phòng, dịch vụ thương mại và nhà ở Thành An nợ 142 tỷ đồng; Dự án Tổ hợp gara cao tầng, thương mại, dịch vụ, văn phòng, khách sạn và căn hộ để bán B12 KĐTM Nam Trung Yên nợ hơn 220 tỷ đồng không được gia hạn… Hay dự án Tổ hợp dịch vụ, thương mại và chung cư Đại Kim (Five Star Kim Giang) số 2 đường Kim Giang vẫn đang ráo riết thi công, nhưng chủ đầu tư vẫn đang nợ tiền sử dụng đất.

Điều 42 Nghị định 43/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định: Khi thực hiện việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất, gắn với chuyển nhượng dự án đầu tư xây dựng, kinh doanh nhà ở, chủ đầu tư phải hoàn thành nghĩa vụ tài chính liên quan đến đất đai bao gồm: thuế đất, tiền sử dụng đất, thuế, phí, lệ phí có liên quan đến đất đai. 

Theo quy định trên, khi cấp phép xây dựng, Sở Xây dựng sẽ ghi chú rằng: chủ đầu tư phải thực hiện nghĩa vụ nộp tiền sử dụng đất trước khi hết thời gian gia hạn. Nếu chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính thì chủ đầu tư không được chuyển nhượng công trình, cũng như không được chuyển nhượng, bán căn hộ. Nhiều người mua nhà do thiếu kinh nghiệm, khi thấy công trình được triển khai thì nghĩ rằng chủ đầu tư đã được cấp phép xây dựng, nhưng lại không hiểu được rằng chủ đầu tư vẫn đang nợ tiền sử dụng đất. Đồng thời, thấy các chương trình khuyến mãi thì người mua càng chủ quan, chọn mua mà không lường được rủi ro.

Luật sư Trần Quang Khải, Trưởng văn phòng luật sư Tâm Phát (Đoàn luật sư TP Hà Nội)

Nguồn: batdongsan.com.vn
zalo