Hà Nội lo xảy ra thảm họa khi đổ sập hàng loạt chung cư cũ

thiết kế web btccorp
thiết kế website btccorp
công ty thiết kế web btccorp

Hà Nội lo xảy ra thảm họa khi đổ sập hàng loạt chung cư cũ

  • 15/10/2020
  • 113

Cảnh báo thảm họa

Mới đây, UBND TP. Hà Nội đã phê duyệt Đề án “Quản lý và giảm thiểu các rủi ro có thể trở thành thảm họa đối với TP. Hà Nội”. Đề án dự báo 10 rủi ro có thể trở thành thảm họa đối với quá trình phát triển của TP Hà Nội.

Theo đó, những rủi ro có thể trở thành thảm họa được Hà Nội cảnh báo đó là cháy, nổ, đổ sụp công trình, đặc biệt là nhà cao tầng, khu đô thị.

Đề án của Hà Nội cảnh báo: “Rủi ro dẫn đến thảm họa khi xảy ra hiện tượng cháy, đổ sụp hàng loạt nhà chung cư”.

Theo thống kê, trên địa bàn TP. Hà Nội hiện có tới 1.579 chung cư cũ, tập trung ở 76 khu với 1.273 chung cư và 306 chung cư riêng lẻ với quy mô từ 2-5 tầng.

Hầu hết các chung cư cũ nói trên đã hết niên hạn sử dụng và phân bố tại 4 quận nội thành cũ, hiện đã có hiện tượng xuống cấp khá nghiêm trọng. Nếu động đất với cường độ 4-5 richter có thể gây sụp đổ hàng loạt các chung cư cũ. Trong khi hiện có khoảng 30 nghìn hộ dân đang sinh sống tại các chung cư cũ 4-5 tầng.

Đối với các khu đô thị mới, khu chung cư cao tầng, rủi ro sẽ trở thành thảm họa khi cháy toàn bộ hoặc đổ sụp. Nguyên nhân dẫn đến đổ sụp có thể do động đất cường độ lớn, khoảng 7 richter đối với các chung cư không được thiết kế chống động đất; hoặc do sai quy trình thiết kế, xây dựng. Ngoài ra, cháy khu dân cư nếu không dập tắt kịp thời sẽ gây thiệt hại lớn về người và tài sản.

chung cư cũ tại Hà Nội
Hiện tại Hà Nội có tới 1.579 chung cư cũ, tập trung ở 76 khu. Trong ảnh là Khu tập thể Viện Hóa học Công nghiệp đang ngày càng xập xệ. Ảnh: Tiền Phong

Các khu vực này tồn tại đan xen nhiều kiến trúc xây dựng khác nhau và quy hoạch xây dựng không đồng bộ; nhà dân xen kẽ với các khu dịch vụ thương mại nên số lượng, chủng loại chất cháy rất đa dạng, trong đó có nhiều chất dễ cháy như gas, bông, vải sợi, nilon, giấy, hóa chất... Nhất là đối với các khu có mật độ dân cư cao, tồn tại nhiều nhà và công trình cổ, cũ, giao thông nhỏ, hẹp... như các khu nội đô lịch sử, khu phố cổ là nơi tiềm ẩn nhiều nguy cơ xảy ra cháy, nổ, sập đổ công trình và rất khó cứu hỏa.

TP. Hà Nội cũng lo ngại, trong tương lai, số lượng công trình ngầm ngày càng phát triển với quy mô lớn. Vì vậy, nguy cơ cháy nổ trở thành thảm họa do động đất hoặc do ý thức của con người là hoàn toàn có thể xảy ra.

Chuyên gia nói gì?

PGS.TS. Trần Chủng, Trưởng ban chất lượng - Tổng hội xây dựng Việt Nam cho hay, nguy cơ sụp đổ ở các chung cư cũ là vấn đề nóng lâu nay. Tuy TP. Hà Nội đã bắt tay vào xử lý từ rất lâu nhưng việc thực hiện còn chậm và chưa hiệu quả.

"Tôi từng có đề tài nghiên cứu qua việc khảo sát tại các chung cư cũ. Qua đó thấy chất lượng các khu tập thể, chung cư nhiều khu vực thực sự xuống cấp, xuất hiện lún nghiêng, đứt gãy và nguy cơ sụp đổ là có", ông Chủng cho biết.

Theo vị chuyên gia này, không chỉ kém về chất lượng xây dựng, chất lượng môi trường sống tại các khu vực này cũng không được đảm bảo. Thậm chí một số nơi các hộ dân đua nhau làm chuồng cọp khiến ngồi nhà trở nên tối tăm, về lâu dài ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Trong khi đó, tại các khu chung cư cũ, khâu tổ chức quản lý giám sát không có, công tác bảo trì bị buông lỏng dẫn đến tình trạng lộn xộn.

Ông Chủng nhấn mạnh: “Ai cũng thấy được nguy cơ khi sống tại các căn chung cư, tập thể cũ nhưng ở nhiều dự án, người dân không hợp tác. Doanh nghiệp rót tiền vào thì phải có lợi mới làm, không có lợi thì không thể đầu tư. Cũng có trường hợp hầu hết cư dân đồng ý chỉ còn vài hộ gây trở ngại cũng đã khó trong công tác triển khai".

Về cách giải quyết triệt để đối với các khu tập thể, chung cư xuống cấp, ông Chủng cho rằng phải giải được bài toán về nguồn vốn xã hội hóa và tuyền truyền để có được sự hợp tác của người dân.

Theo ông Chủng, trong quá trình xây dựng, cải tổ lại, điều quan trọng là phải chọn được các nhà đầu tư có năng lực, tiềm lực tài chính. Quy hoạch phải tổng thể và có cái nhìn lâu dài, từ đó tạo niềm tin cho người dân.

Trước đó, lãnh đạo Sở Xây dựng TP. Hà Nội từng cho biết, hiện công tác cải tạo chung cư cũ còn nhiều khó khăn. Cụ thể, nguyên tắc cải tạo chung cư cũ là tự cân đối tài chính, phải hài hòa được lợi ích của người dân và doanh nghiệp. Nhưng hiện vẫn đang vướng khung quy hoạch nên phải tháo gỡ quy hoạch cũng như số lượng dân số đã phê duyệt.

Nguồn: batdongsan.com.vn
zalo