Hàng ngàn phôi sổ đỏ thất lạc: Cẩn trọng nguy cơ lừa đảo

thiết kế web btccorp
thiết kế website btccorp
công ty thiết kế web btccorp

Hàng ngàn phôi sổ đỏ thất lạc: Cẩn trọng nguy cơ lừa đảo

  • 16/11/2020
  • 108

Sau khi vụ việc xảy ra, phía Cục Quản lý đất đai (thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường - TN&MT) đã soạn thảo văn bản gửi đến Sở TN&MT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương với nội dung yêu cầu kiểm tra, rà soát việc quản lý, sử dụng phôi sổ đỏ theo đúng hướng dẫn của Bộ này Thông tư số 23/2014.

Đồng thời, Cục Quản lý đất đai cũng yêu cầu các Sở tổ chức chỉ đạo các văn phòng đăng ký đất đai địa phương, các đơn vị tư vấn và các cơ quan ngừng sử dụng, xác nhận trường hợp các giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCN QSDĐ) có số seri từ BY 893001 đến BY 894000; từ BY 823001 đến BY 824000 và BY 811001 đến BY 812000. Nếu phát hiện GCN QSDĐ nào có số seri trong phạm vi trên thì phải nhanh chóng báo với cơ quan công an và Cục Đăng ký đất đai để có biện pháp xử lý.

giao dịch bđs
Giao dịch BĐS kiểu "tay bo" khi mua bán rất dễ bị lừa đảo

Trước đó, đại diện Bộ TN&MT từng lên tiếng xác nhận vụ việc thất lạc 3.000 phôi GCN QSDĐ, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất ở (sổ đỏ). Đây chính là số phôi mà Bộ TN&MT phát hành cho 2 tỉnh gồm Đà Nẵng và Phú Yên nhưng đã "mất tích" tại Hà Nội.

Đại diện các sở, ban ngành, trong đó có cả Sở TN&MT Hà Nội cũng đều tỏ rõ sự nghi ngại về việc hàng nghìn phôi sổ đỏ bỗng dưng “mất tích” sẽ tăng cao nguy cơ lừa đảo trong các giao dịch mua bán, thế chấp nhà đất tại Hà Nội và các tỉnh lân cận.

Đại diện sàn 24h - ông Lê Ngọc Quỳnh cho biết, năm 2007, Hà Nội cũng từng thất lạc vài chục phôi sổ đỏ tại địa bàn huyện Sóc Sơn. Tại địa bàn này sau đó xảy ra nhiều vụ lừa bán đất với sổ đỏ giả, gây tác động tiêu cực đến thị trường BĐS huyện Sóc Sơn và lân cận. Thời điểm đó, rất nhiều nhà đầu tư đã không dám mua đất vì sợ bị lừa. Thậm chí, tình trạng lừa đảo sổ đỏ tại khu vực này còn kéo dài đến năm 2011. Do đó, con số 3.000 phôi sổ đỏ thất lạc vừa qua, giả sử bị tuồn ra bên ngoài sẽ gây ra hệ lụy rất lớn không chỉ với thị trường BĐS mà còn ảnh hưởng tới hoạt động thế chấp, vay vốn tại các ngân hàng nếu các đơn vị này không đề cao cảnh giác.

LS Bùi Quang Hưng, đại diện VP luật sư Bùi Quang Hưng và cộng sự cũng cho rằng, việc bị thất lạc tới 3.000 phôi sổ đỏ khiến thị trường BĐS có nguy cơ diễn ra lừa đảo nhiều hơn. Ông Hưng, phân tích, khác với tiền giả có thể dùng tay hoặc mắt thường phân biệt được, còn sổ đỏ giả phải do cơ quan chức năng xác nhận. Trong khi đó, rất nhiều giao dịch địa ốc, nhất là giao dịch liên quan đến thế chấp, đặt cọc, người tham gia giao dịch thường giao dịch “tay bo”, nên khả năng bị lừa đảo là rất cao.

“Thực tế cũng cho thấy, hiện tượng lừa bán đất bằng sổ đỏ giả từng xảy ra khá nhiều. Hậu quả là không ít người đến nay vẫn chưa thể đòi lại tiền sau nhiều nằm trời”, ông Hưng cho biết thêm.

Trao đổi với PV về khả năng các phôi sổ đỏ thất lạc sẽ bị một số đối tượng sử dụng làm công cụ lừa đảo trong giao dịch nhà đất tại Hà Nội, đại diện Sở TN&MT Hà Nội - ông Nguyễn Hữu Nghĩa cũng thừa nhận, nguy cơ này rất cao. Tuy nhiên, ông Nghĩa cho rằng, việc lừa đảo cũng chỉ có thể diễn ra tại thị trường tự do, khi người mua bán thay vì đến các cơ quan chức năng theo đúng quy định của pháp luật lại thực hiện giao dịch “tay bo” vì sợ phiền hà.

Ông Nghĩa cũng cho biết, ngay sau khi nắm được thông tin về việc 3.000 phôi sổ đỏ tại địa bàn Hà Nội bị thất lạc, Sở TN&MT TP cũng nhanh chóng chặn “đầu vào” bằng cách mã hóa các sổ đỏ có số seri bị thất lạc trên hệ thống máy tính. Do đó, khi những sổ đỏ thất lạc xuất hiện, máy tính sẽ tự động loại bỏ các mã sowrri này và cơ quan chuyên môn dễ dàng phát hiện ngay sổ giả.

Tuy nhiên, ông Nghĩa cũng khuyến cáo người dân, nhằm hạn chế tối đa việc đối tượng xấu dùng phôi sổ đỏ thất lạc làm công cụ lừa đảo trong các giao dịch nhà đất, các cá nhân, tổ chức nên thực hiện giao dịch mua bán, thế chấp hoặc đặt cọc mua bán BĐS thông qua cơ quan chuyên môn, đủ thẩm quyền chứ không nên giao dịch “tay bo” với nhau.

Nguồn: batdongsan.com.vn
zalo