Nhà tí hon - 'mốt' thời kinh tế suy thoái ở Mỹ

thiết kế web btccorp
thiết kế website btccorp
công ty thiết kế web btccorp

Nhà tí hon - 'mốt' thời kinh tế suy thoái ở Mỹ

  • 26/10/2020
  • 94
 Vợ chồng nhà Bill và Sharon Kastrinos đang sống theo chủ nghĩa tối giản. Họ ép mình trong ngôi nhà chỉ rộng có 14,3m2 - giống ngôi nhà đồ chơi của trẻ em hơn là ngôi nhà trước kia rộng đến 167m2 của họ. Với tình hình kinh tế sa sút, gia đình Kastrinos đã phải đánh đổi gian bếp rộng rãi lấy một hẻo bếp có chiều dài đúng một cánh tay.

Gia đình Kastrinos chuyển từ ngôi nhà rộng gần 170m2 đến ngôi nhà tí hon này.

Không phải là không có khó khăn nhưng bà Sharon Kastrinos nói vẫn cảm thấy hồ hởi khi không còn phải lo chạy đua với xóm giềng nữa. “Bạn sẽ trút bỏ được một gánh nặng khủng khiếp,” bà nói. “Nhỏ cũng tốt, thậm chí còn tốt hơn”.

Chồng bà nói thêm, “hầu hết người Mỹ muốn được xóm giềng chiêm ngưỡng mình sống trong ngôi nhà rộng và đi chiếc xe lớn”. Nhưng bây giờ vợ chồng ông không còn ham điều đó nữa. “Tôi không còn nghĩ to hơn là tốt hơn”,  ông nói.

Ông Bill Kastrinos làm việc trong ngành xây dựng ở nam California. Nhưng khi thị trường bất động sản sụp đổ, vợ chồng ông đã phải xem lại lối sống của mình.

Giờ họ sống trong ngôi nhà nhỏ và vợ ông phải dùng thang để leo lên giường mỗi đêm. Ở phía dưới là một bộ bàn ghế nhỏ, rẻo bếp tí hon và nhà tắm trên tổng diện tích 9,1m2. Gác xép phía trên rộng 5,1m2 có một giường ngủ. Họ cất quần áo chưa mặc đến trong xe ô tô.

“Đó là một lối sống tối giản,” ông nói. “Điều bất tiện là phải tự điều chỉnh để thích nghi. Bạn không thể có 100 đôi giày hay 50 bộ quần áo trong tủ” 

Mặt tích cực

Ngôi nhà chỉ tiêu tốn của họ 15.000 USD và 15 USD tiền điện nước mỗi tháng. Hiện họ dựng căn nhà trên mảnh đất của người con gái ở bắc California, nơi mỗi ngôi nhà có giá trung bình 725.000 USD. Nếu họ muốn dời đi nơi khác, thì ngôi nhà đã sẵn có bánh xe, họ chỉ cần lắp vào phía sau xe ôtô rồi kéo đi đến bất kỳ khu lưu trú nào ở Mỹ dành cho khách lái xe qua đường.

Gia đình họ có một ngôi nhà rộng gần 170 m2 nhưng chắc chắn họ sẽ bán nó đi. Ngôi nhà quá đắt, họ nói, khiến mỗi tháng họ phải trả 1.500 USD nợ thế chấp, cộng thêm 160 USD tiền điện nước.

Jay Shafer sống trong ngôi nhà rộng có 9,2 m, nhưng điều này giải thoát ông khỏi các vướng bận về tài chính.

Việc chuyển đến ngôi nhà giống như nhà kho khiến ông Bill Kastrinos cảm thấy thú vị đến nỗi bây giờ ông đang bắt tay vào xây những ngôi nhà tí hon để bán. Ông đã bán được tất cả 11 ngôi nhà như vậy trong sáu tháng qua, hầu hết có giá từ 15 đến 20 nghìn USD. Khách hàng của ông từ những người sống nhờ phúc lợi xã hội đến người về hưu, ông Kastrinos cho biết.

Gia đình nhà Katrinos có thể hơi cực đoan trong việc chối bỏ giấc mơ Mỹ, nhưng cũng có một số người khác đang thử nghiệm giống họ.

Ở thị trấn Sebastopol gần đó, ông Jay Shafer thiết kế những ngôi nhà tí hon và thậm chỉ còn lập một blog về chủ đề sống giản tiện. Những ngôi nhà của ông rất có gu của một nhà thiết kế - tường nhà ốp gỗ, bếp inox, tủ sách chìm - tất cả trên một diện tích tương đương với toilet của một ngôi nhà bình thường. Ngôi nhà nhỏ nhất ông thiết kế rộng khoảng 6m2, ngôi nhà rộng nhất (có ba phòng ngủ) rộng khoảng 72m2.

“Tôi quan sát và thấy rất nhiều người là nô lệ của ngôi nhà của họ,” ông nói. “Tôi không muốn cả đời phải trả tiền thuê nhà hay nợ thế chấp. Bởi vậy tôi phải thoát ra khỏi cuộc chạy đua bất tận, mệt mỏi và vô nghĩa này”. Ông đang đưa ra một thông điệp chính trị hay thông điệp về một lối sống mới?

“Cả hai,” ông nói, đầu ông chạm trần căn gác xép hình vòm là buồng ngủ của ông. “Đây là một điều rất thiết thân đối với tôi. Nếu tôi không ở trong ngôi nhà chỉ hơn 9m2 như thế này thì chắc chắn tôi không đủ tiền để sống ở Mỹ. Bên cạnh đó, nói một cách chính trị, tôi thích ý tưởng cho mọi người thấy một người có thể sống ít tốn kém như thế nào.

Ông cho biết, ông chỉ tốn 15.000 USD một năm cho các chi phí của mình. Ông không phải lo lắng về việc không trả được nợ thế chấp và có thể làm công việc mà mình yêu thích.

“Sống ở đây tiện cho tôi thiết kế nhiều ngôi nhà tí hon hơn nữa”, ông nói.

Ông cũng loại bớt đồ cũ thừa, tặng lại cho các tổ chức từ thiện của nhà thờ hoặc bạn bè: “Điều này mang lại cảm giác hạnh phúc. Tôi không để phí những quyển sách không đọc đến, hay những bộ quần áo chưa bao giờ mặc”.

Ngôi nhà này nhỏ đến nỗi không đủ chỗ cho vợ ông Jay Shafer . Bà sống ở một ngôi nhà tí hon khác cạnh đó.

Ông có vợ nhưng ngôi nhà không đủ chỗ cho cả hai. Ông xây cho bà một ngôi nhà ở cạnh đó, rộng 26m2, gấp ba ngôi nhà của ông.

Ông thừa nhận nhà tí hon không phải để dành cho mọi người. Nhưng trong hoàn cảnh kinh tế tụt dốc, ông nói, nhờ lối sống mới mẻ này mà ông chẳng phải lo lắng chút gì. Nó đem lại sự thanh thản mà điều này thì không thể định giá được.

“Tôi không cho là tôi có điều gì phải lo lắng,” ông nói. “Tôi kiếm được nhiều tiền hơn, có thể để dành tất cả chỗ đó và vẫn tiếp tục đi ăn tiệm”.

Theo baodatviet.vn

Nguồn: batdongsan.com.vn
zalo