Những công trình cách hồ Tây 50m chỉ được xây cao tối đa 12m

thiết kế web btccorp
thiết kế website btccorp
công ty thiết kế web btccorp

Những công trình cách hồ Tây 50m chỉ được xây cao tối đa 12m

  • 24/10/2020
  • 112
xây dựng công trình
Phó Chủ tịch UBND quận Tây Hồ Đỗ Anh Tuấn cho biết, trong khoảng cách 16m, kể từ mép hồ, thành phố không cho phép xây dựng thêm công trình xung quanh hồ Tây

Cụ thể, theo quy hoạch phân khu đô thị Hồ Tây và vùng phụ cận (A6), tỷ lệ 1/2.000 được công bố và bàn giao vào ngày 28/9, tuyệt đối không được xây dựng công trình trong phạm vi từ mép hồ ra tối thiểu là 50m làm ảnh hưởng đến cảnh quan và môi trường mặt nước hồ Tây, công trình chỉ được cao tối đa 12m với 3 tầng.

UBND quận Tây Hồ đã công bố quy hoạch phân khu này tới từng khu dân cư, tổ dân phố để người dân nắm được nhằm tăng cường quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn. Bên cạnh đó, nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn các trường hợp vi phạm, UBND quận chỉ đạo phòng quản lý đô thị thường xuyên phối hợp với đội trật tự xây dựng, UBND các phường kiểm tra các công trình. UBND quận cũng hướng dẫn các cá nhân, tổ chức khi tiến hành sửa chữa, cải tạo, xây dựng mới đúng quy hoạch hai bên tuyến đường mới mở đảm bảo kiến trúc cảnh quan, không để xuất hiện các nhà siêu méo, siêu mỏng.

Trước đó, UBND quận Tây Hồ đã thụ lý 461 hồ sơ xin phép xây dựng, 55 hồ sơ vướng mắc không đủ điều kiện cấp phép, cấp 406 giấy phép, 3 hồ sơ gia hạn cấp phép; tiếp tục tăng cường công tác quản lý, xử lý công trình siêu méo, siêu mỏng. Theo đó, UBND quận đã xử lý và ngăn chặn 1 trường hợp xây dựng mới phát sinh ở tổ 16, cụm 2, phường Xuân La.

Trong 9 tháng đầu năm 2014, trên địa bàn quận có 323 trường hợp xây dựng trên đất thổ cư (tăng 94 trường hợp so với cùng kỳ), 320 công trình xây dựng có giấy phép, trong đó có 14 xây sai giấy phép cấp, 3 trường hợp xây dựng không phép trên đất thổ cư, 15 trường hợp xây dựng trên đất không đủ điều kiện cấp phép (đất nông nghiệp 13 trường hợp, đất do cơ quan quản lý 2 trường hợp).

quy hoạch xây dựng
Theo quy hoạch, tuyệt đối không được xây dựng công trình làm ảnh hưởng đến cảnh quan và môi trường mặt nước hồ Tây, công trình chỉ được cao tối đa 12m với 3 tầng.

UBND quận đã ban hành 15 quyết định cưỡng chế vi phạm xây dựng công trình trên đất không đủ điều kiện cấp phép và trong đó đã tổ chức cường chế quyết định, 1 trường hợp ở Phú Thượng đang tiếp tục xử lý, còn 3 trường hợp chủ đầu tư tự khắc phục. Các UBND phường đã xử lý dỡ bỏ 136 trường hợp dựng nhà tạm, tường bao, lều lán trên đất lấn chiếm, đất nông nghiệp (so với cùng kỳ năm trước tăng 4 trường hợp), tập trung chủ yếu tại khu vực 16 ha phường Yên Phụ.

Đối với công tác quản lý xây dựng, bên cạnh một số kết quả đạt được, UBND quận thấy rằng, phải cố gắng thường xuyên kiểm tra kịp thời hơn nữa trong thời gian tới để ngăn chặn vi phạm trật tự xây dựng. Nhất là đối với Tây Hồ nhiều địa phương còn đất tự nhiên, vì thế vi phạm trên đất không đủ điều kiện xây dựng với 136 trường hợp phải xử lý tại chỗ là một sự nỗ lực lớn.

Đối với công tác quản lý đất đai, quận Tây Hồ đã xử lý các trường hợp vi phạm, trong đó thực hiện cưỡng chế thu hồi 1.473m2 của Công ty Xây dựng và Phát triển Hạ tầng trên địa bàn phường Phú Thượng, giải tỏa 4 trường hợp vi phạm Luật Đê điều tại khu vực ngoài đê bối phường Tứ Liên; xử lý vi phạm tại bãi đá sông Hồng phường Nhật Tân; xử lý vi phạm về đất tại khu vực cuối ngõ 78 An Dương và ngõ 310 Nghi Tàm.

Ông Đỗ Anh Tuấn đã trao đổi với phóng viên về lĩnh vực quản lý đất đai. Ông Tuấn chia sẻ về trách nhiệm của chính quyền, UBND quận triển khai Chỉ thị 04 của UBND thành phố Hà Nội tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với đất công, đất nông nghiệp trên địa bàn TP.Hà Nội, thống kê, kiểm soát toàn bộ hệ thống đất chưa sử dụng, đất công quản lý, báo cáo thành phố.

"Chúng tôi đang lập hệ thống bản đồ để xử lý đất công, đất chưa quản lý, đất chưa sử dụng. Mục đích để thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về đất. Từ gốc quản lý đất tốt, có hồ sơ đất có hiện trạng tốt thì quản lý nhà nước sẽ dễ hơn trong quản lý trật tự xây dựng", ông Tuấn nói.

Đối với việc giải quyết xử lý bãi đá sông Hồng, ông Tuấn cho biết, năm nào chính quyền cung thực hiện xử lý vi phạm ở bãi sông Hồng. UBND quận thấy rằng, cần phải đưa đất chưa sử dụng này vào xây dựng, khai thác, đề án này báo cáo UBND thành phố xin phép chủ trương xã hội hóa, kêu gọi đầu tư để quản lý, tránh việc người dân tự ý ra trồng cây, trồng hoa.

Nguồn: batdongsan.com.vn
zalo