Phải xây dựng phương án tối ưu về giá đất

thiết kế web btccorp
thiết kế website btccorp
công ty thiết kế web btccorp

Phải xây dựng phương án tối ưu về giá đất

  • 10/11/2020
  • 107

Xác định giá đất còn nhiều bất cập

Tại Hội thảo khoa học "Tài chính đất đai, giá đất và cơ chế chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư" tổ chức ngày 12/7 vừa qua, Thứ trưởng Bộ TN&MT Nguyễn Mạnh Hiển đã thẳng thắn thừa nhận, hiện nay, việc xác định giá đất, thu hồi, bồi thường, GPMB còn nhiều bất cập. Cụ thể, giá đất trong bảng giá đất do UBND cấp tỉnh ban hành vẫn thấp hơn so với giá chuyển nhượng thực tế trên thị trường trong điều kiện bình thường. Trong khi đó, việc xác định giá đất cụ thể sát với giá chuyển nhượng thực tế trên thị trường để tính thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, tính bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất thực hiện còn hạn chế.
Để xác định giá trị đất đai một cách chính xác, cần minh bạch hóa thị trường đất đai, bất động sản và giảm thiểu các chi phí giao dịch. Minh bạch hóa các thông tin về các chủ sử dụng đất, các chủ dự án bất động sản... sẽ giúp cho việc giám sát có hiệu quả việc sử dụng đất.

Ông Ngô Trí Long(Nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu Thị trường giá cả (Bộ Tài chính))


Trong việc thu hồi đất, bồi thường, GPMB, chưa có cơ chế giải quyết một cách rõ ràng, minh bạch, lợi ích hài hòa giữa Nhà nước, người có đất bị thu hồi và nhà đầu tư. "Việc thực hiện các quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thiếu thống nhất giữa các dự án thu hồi đất, giữa các địa phương có đất thu hồi với nhau dẫn đến tình trạng người dân so bì, khiếu nại đông người.

Một số khu tái định cư chất lượng còn thấp, không đồng bộ về hạ tầng, chưa đảm bảo nguyên tắc phải có điều kiện phát triển bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ mà Luật Đất đai đã quy định", Thứ trưởng nói.

Trong khi đó, quy định về cơ chế tự thỏa thuận giữa nhà đầu tư với người sử dụng đất để thực hiện dự án phát triển kinh tế đã bộc lộ những hạn chế do giá thỏa thuận thường cao hơn giá bồi thường, gây khó khăn cho công tác thu hồi đất. Có những dự án đã thỏa thuận được trên 90% diện tích đất nhưng diện tích đất còn lại không đạt được thỏa thuận mà chưa có cơ chế xử lý.

Nhiếu ý kiến cho biết, khung giá đất của Chính phủ ban hành từ năm 2007 đã làm khó cho chính quyền cấp tỉnh khi phải loay hoay trong việc quản lý đất sao cho vừa đúng quy định, lại vừa phù hợp giá thị trường. Khung giá đất theo quy định quá vênh so với thực tế còn dẫn tới việc người dân không kê khai đúng giá trong hợp đồng chuyển nhượng nhằm giảm thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất.

Cần thiết phải sửa đổi

Liên quan đến vấn đề sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai, Hà Nội đã có kiến nghị tới 12 vấn đề. Trong đó, có vấn đề bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Đại diện lãnh đạo Sở TN&MT cho biết, Hà Nội đã đề nghị điều chỉnh bổ sung quy định về thành lập đơn vị tư vấn giá đủ năng lực để tư vấn giá đất sát giá thị trường làm cơ sở cho việc xây dựng khung giá đất, phục vụ công tác đền bù, GPMB.

Về vấn đề xác định giá đất nông nghiệp cho khu vực đô thị hóa, nhiều chuyên gia cho rằng, Nhà nước cần quan tâm 2 vấn đề lớn khác mang tính bền vững, đó là: Tái định cư và công ăn việc làm, cùng với hướng dẫn cho người nông dân sử dụng đồng tiền bồi thường hữu ích.

Để giải quyết hài hòa các vấn đề về mặt kinh tế, quyền sở hữu đất đai cũng như phân chia lợi ích kinh tế giữa những người tham gia giao dịch đất, Thứ trưởng Nguyễn Mạnh Hiển cho rằng, việc sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai phải luôn cập nhật, cho phù hợp với thực tế quản lý đất đai và phát triển thị trường bất động sản.

Hiện ba loại giá đất (theo giá thị trường, theo khung giá của các tỉnh, thành ban hành hằng năm và giá đất qua đấu giá) có mức chênh lệch rất lớn. Để chống thất thu cho Nhà nước, phải làm sao để các dự án sử dụng đất đều phải qua đấu giá. Khi đó, người dân mới bớt bức xúc trong việc giao đất, sử dụng đất. Ông cũng mong rằng, việc sửa đổi Luật Đất đai 2003 sắp tới sẽ đạt kết quả tốt, giải quyết tốt các vấn đề tài chính đất đai, giá đất, chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

Sự kiện mức đền bù "kỷ lục" - 1 tỉ đồng/m2 tại dự án xây dựng Trung tâm thương mại, văn phòng và nhà ở tái định cư tại số 22 - 24 phố Hàng Bài, 25 - 27 phố Hai Bà Trưng (Hà Nội) là một ví dụ điển hình của cơ chế tự thỏa thuận. Dự án phải "đắp chiếu" kéo dài nhiều năm do 2 hộ dân không chịu nhận đền bù, bàn giao mặt bằng.

(Theo KTĐT)


Nguồn: batdongsan.com.vn
zalo