Phát triển thủ đô 2011 - 2015: Hướng đến sự bền vững

thiết kế web btccorp
thiết kế website btccorp
công ty thiết kế web btccorp

Phát triển thủ đô 2011 - 2015: Hướng đến sự bền vững

  • 10/11/2020
  • 95
Phát triển thủ đô 2011 - 2015: Hướng đến sự bền vững | ảnh 1

Theo các thành viên Ban Chỉ đạo, trong 5 năm qua, công tác xây dựng, phát triển và quản lý đô thị Hà Nội đã có bước phát triển mới, bộ mặt đô thị ngày càng khang trang, xanh, sạch, đẹp. Đặc điểm nổi bật là TP đã tích cực triển khai nghiên cứu lập, phê duyệt, điều chỉnh quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết, quy hoạch các KĐT, trục đường chính. Các KĐTM, chung cư cao tầng, nhà ở xã hội, các công trình dịch vụ cao cấp được xây dựng và hoàn thành tạo cho không gian đô thị thêm nhiều khía cạnh mới và hiện đại. Hệ thống kết cấu đô thị phát triển theo hướng đồng bộ, hiện đại với nhiều tuyến đường (QL32, Đại lộ Thăng Long, cầu Thanh Trì, cầu Vĩnh Tuy, đường Lạc Long Quân, đường Lê Văn Lương kéo dài…). Hệ thống thoát nước, sông ngòi, công viên, vườn hoa được xây dựng, cải tạo (công viên Hòa Bình, khởi công dự án thoát nước giai đoạn 2)…

Qua những công trình này, chất lượng dịch vụ đô thị được cải thiện. Hệ thống cấp nước được tập trung đầu tư xây dựng, cải tạo (xây dựng Nhà máy Nước sông Đà giai đoạn 1, Nhà máy nước Cáo Đỉnh, Nhà máy nước Nam Dư…), từng bước giải quyết bức xúc về nước sinh hoạt. Công tác vệ sinh môi trường, xử lý rác thải đã thực hiện theo hướng mở rộng xã hội hóa…

Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Thế Thảo - Chủ tịch UBND TP Hà Nội, bên cạnh những mặt tích cực, công tác quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển đô thị trong thời gian qua vẫn còn nhiều bất cập và tồn tại như hệ thống cơ chế, chính sách chưa đồng bộ. Cải cách hành chính còn chậm, hệ thống cấp thoát nước, môi trường, cây xanh, hạ tầng xã hội còn thiếu và sai quy hoạch. Hạ tầng kỹ thuật đường sá yếu kém, cản trở đô thị phát triển, nhiều công trình kiến trúc không có bản sắc văn hóa…

Mục tiêu của Chương trình trong 5 năm tới là đẩy mạnh đầu tư phát triển Thủ đô theo hướng toàn diện, bền vững, từng bước hiện đại hóa cơ sở hạ tầng, hình thành hạ tầng khung đô thị. Hà Nội phải hoàn chỉnh quy hoạch các quận, huyện, thị xã; quy hoạch chung, quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết đô thị; các quy hoạch chuyên ngành; các quy chế, quy định quản lý quy hoạch - kiến trúc. Quy hoạch phải được nhấn mạnh vai trò, để thực sự trở thành công cụ hữu hiệu cho quá trình xây dựng, phát triển và quản lý đô thị một cách bền vững. Ưu tiên đầu tư phát triển đô thị tại các đô thị vệ tinh với quy mô phù hợp. Tăng cường quản lý bảo tồn, tôn tạo các khu phố cổ, phố cũ và cải tạo, chỉnh trang các khu chung cư cũ, xuống cấp ở nội thành. Đảm bảo trật tự, kỷ cương trong quản lý xây dựng đô thị, nâng cao chất lượng dịch vụ đô thị, giải quyết các vấn đề dân sinh bức xúc và bảo vệ môi trường.

Chủ tịch Nguyễn Thế Thảo cho rằng, trong chương trình quy hoạch cho những năm tới phải giải tỏa được những vấn đề bức xúc hiện nay. Vấn đề quản lý các công trình nhà tái định cư cũng phải được tiêu chuẩn hóa; không được để xảy ra các hiện tượng trần sập, vỡ ống nước thải… Về vấn đề xử lý rác thải, nếu kêu gọi xã hội hóa chậm, cần bỏ vốn ngân sách, ưu tiên đầu tư… Tuyên truyền, phổ biến các cơ chế chính sách để nhân dân đồng thuận, tuân thủ làm theo quy hoạch, đảm bảo trật tự đô thị.

Sở QHKT cho rằng “từ nay đến 2015, 4 nhiệm vụ trọng tâm của TP là: Hoàn chỉnh đồng bộ các quy hoạch xây dựng, quy hoạch chuyên ngành của TP, các quy định quản lý QHKT, đảm bảo quy hoạch thực sự trở thành công cụ hữu hiệu cho quá trình xây dựng, phát triển và quản lý đô thị một cách bền vững; Tăng cường quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả đầu tư xây dựng; Tiếp tục thực hiện phát triển các khu nhà ở, khu đô thị đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và dịch vụ đô thị; Phát triển hạ tầng kỹ thuật, nâng cao chất lượng dịch vụ đô thị”.
TP Hà Nội dự kiến đến năm 2015 xây mới 12,5 - 15 triệu m2 nhà ở, trong đó
nhà ở cho học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng đạt 540 nghìn m2,
tương đương 41 nghìn chỗ ở, giải quyết cho khoảng 60% sinh viên, học sinh;
nhà ở cho công nhân đạt 1,6 triệu m2, tương đương 229 nghìn căn hộ.

(Theo Báo Xây dựng)

Nguồn: batdongsan.com.vn
zalo