Rót gần 37.000 tỷ đồng vào hạ tầng đô thị, địa ốc Hà Nội

thiết kế web btccorp
thiết kế website btccorp
công ty thiết kế web btccorp

Rót gần 37.000 tỷ đồng vào hạ tầng đô thị, địa ốc Hà Nội

  • 10/11/2020
  • 96

Thông tin từ UBND TP. Hà Nội cho biết, mới đây thành phố đã chấp thuận chủ trương đầu tư cho 23 dự án với tổng số vốn đăng ký đầu tư khoảng 36.900 tỷ đồng (khoảng 1,7 tỷ USD). Trong đó, bao gồm 16 dự án vốn đầu tư trong nước, với tổng vốn đầu tư gần 22 nghìn tỷ đồng (khoảng 1 tỷ USD), 7 dự án FDI - tổng số vốn đầu tư trên 15 nghìn tỷ đồng (khoảng 700 triệu USD).

Theo danh mục các dự án đăng ký đầu tư, các nhà đầu tư trong và ngoài nước đều chú trọng đến các lĩnh vực hạ tầng, bất động sản và dịch vụ đô thị như: Nhà ở, khu vui chơi giải trí, công viên, viễn thông, hạ tầng cấp nước, y tế và dịch vụ thương mại.

Nhiều dự án lớn đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tại Hội nghị “Hà Nội 2016 - Hợp tác đầu tư và phát triển” vừa diễn ra.

hạ tầng đô thị và bất động sản
TP. Hà Nội sẽ đẩy mạnh đầu tư phát triển với việc hợp tác đầu tư từ dòng vốn FDI và vốn trong nước, đa phần nguồn vốn rót vào các dự án hạ tầng đô thị và BĐS

Ở lĩnh vực bất động sản, khá nhiều dự án đáng chú ý như dự án XD Khu công viên điều hòa CV1 KĐTM Cầu Giấy theo hình thức BT của Tập đoàn Indochina Capital; dự án Mỹ Đình Pearl của Công ty CP Bất động sản Dầu khí Việt Nam-SSG; dự án đường bộ trên cao dọc đường vành đai 2 của Tập đoàn Vingroup; dự án Trung tâm thương mại dịch vụ của Công ty CP Bitexco.

Bên cạnh đó còn rất nhiều dự án bất động sản khác cũng đã được chấp thuận chủ trương đầu tư như: Dự án Tổ hợp TM, VP tại D7 Phú Thượng,Tây Hồ của Công ty TNHH Hiền Đức Tây Hồ; dự án Trung tâm TM tại Mỹ Đình 2 của Liên danh Công ty CP Địa ốc Mỹ Đình và Công ty CP Tập đoàn Tân Mai; dự án khu nhà ở Mỹ Đình, phường Cầu Diễn của Công ty CP Nhà Mỹ Đình;

Dự án khách sạn dịch vụ của Công ty TNHH hợp tác kinh doanh và phát triển ISADO; dự án 176 Định Công của Liên danh Công ty CP phân phối-bán lẻ VNF1 và Công ty CP đầu tư và xây dựng HUD1; dự án KĐT mới Đại Kim của Liên danh Công ty Đầu tư xây dựng số 2 Hà Nội và Công ty CP Tập đoàn Dược phẩm Vimedimex; dự án Khu nhà ở đường Tô Hiệu của Công ty CP Đầu tư Xây dựng phát triển nhà Vạn Xuân; dự án nhà chung cư Công ty CP Xây dựng số 3 Hà Nội.

Có thể thấy rằng, hầu hết là các dự án bất động sản sẽ triển khai mạnh trong thời gian tới. Ngoài ra, thành phố cũng chấp thuận chủ trương đầu tư một số dự án viễn thông, y tế, giáo dục, hạ tầng nước. Tiêu biểu như dự án của Công ty CP Viễn thông di động Vietnam Mobie; dự án dịch vụ cụm công nghiệp của Công ty CP Dịch vụ SUDICO Group Holding; dự án Nhà máy nước mặt sông Đuống của Công ty CP Nhà máy nước mặt sông Đuống; dự án khách sạn dịch vụ của Công ty TNHH Hợp tác Kinh doanh và Phát triển ISADO; dự án tăng vốn mở Trung tâm chiếu phim tại quận Hoàng Mai của Công ty TNHH CJ CGV Việt Nam; dự án viễn thông di động của Công ty CP Viễn thông di động Vietnamobile; dự án dịch vụ thương mại xăng dầu của Công ty TNHH Tư vấn và Holdings JX Nippon Oil & Energy Việt Nam;…

Đặc biệt, TP. Hà Nội cũng đang xúc tiến đẩy mạnh kêu gọi đầu tư vào 43 dự án, tổng mức đầu tư ước tính khoảng 372.250 tỷ đồng. Trong đó có nhiều dự án cụm công nghiệp lớn tại Đông Anh, Gia Lâm, Phú Xuyên,.. và một số trung tâm thương mại lớn trên địa bàn các quận Thanh Trì, Hà Đông, Hoài Đức.

Đáng chú ý, Hà Nội cần tới hơn 361.000 tỷ đồng để xây mới 10 dự án nhà ở từ quỹ đất “vàng” tại những khu tập thể cũ trên địa bàn thành phố.

Nguồn: batdongsan.com.vn
zalo