Sống ở khu dân cư mới, người dân bế tắc đủ bề

thiết kế web btccorp
thiết kế website btccorp
công ty thiết kế web btccorp

Sống ở khu dân cư mới, người dân bế tắc đủ bề

  • 21/10/2020
  • 104

Khi triển khai lập quy hoạch, để định hướng phát triển, UBND các quận, huyện và Sở QH-KT khoanh vùng một số khu vực để làm “khu dân cư xây dựng mới”, “đất ở hỗn hợp”, “đất ở cao tầng” và “đất ở kết hợp thương mại dịch vụ”. Tuy nhiên, quy hoạch này quá chung chung và mơ hồ, không thống nhất có phải là đất ở hay không.

Dù là đất ở cũng không được xây dựng

Sở hữu một khu đất gần 600m2 tại xã Phong Phú, huyện Bình Chánh, Tp.HCM, ông Lâm Tấn Dũng muốn chuyển khu đất này thành đất ở và xây nhà ở.

Nhưng huyện Bình Chánh cho biết hiện vẫn chưa có chính sách giải quyết cho trường hợp của ông bởi theo quy hoạch được duyệt, khu đất này thuộc quy hoạch “dân cư xây dựng mới”.

Tương tự, trên trục đường Phạm Văn Đồng, quận Gò Vấp cũng có hàng loạt căn nhà không được tách thửa do dính “nhóm thương mại dịch vụ kết hợp ở”, “khu quy hoạch hỗn hợp”. Như bà Huỳnh Thị Sâm sở hữu một căn nhà có diện tích đất ở tại đô thị là 435,9m2 tại số 59 Trần Quốc Tuấn, phường 1, quận Gò Vấp. Tháng 12/2016, bà xin tách thành 2 thửa rộng 96,3m2 và 339,6m2. Tuy nhiên, phòng TN&MT quận cho biết, nhà đất của bà Sâm thuộc “khu quy hoạch hỗn hợp” theo quy hoạch được duyệt năm 2009. Mặt khác, theo đồ án thiết kế đô thị trục đường Tân Sơn Nhất - Bình Lợi - Vành đai ngoài được thành phố duyệt năm 2014, khu đất này cũng thuộc “nhóm thương mại dịch vụ kết hợp ở”.

Trong khi đó, theo văn bản kết luận cuộc họp của Phó chủ tịch UBND quận Gò Vấp ngày 8/7/2016, khu vực ấp Doi, phường 15 và khu quy hoạch nhà ở cao tầng, nhà ở cao tầng kết hợp thương mại dịch vụ có đồ án thiết kế đô thị riêng được duyệt (như trục đường Tân Sơn Nhất - Bình Lợi - Vành đai ngoài) không được tách thửa. Do đó, trường hợp của bà Sâm bị ách lại.

tách thửa đất
Nhà 59 Trần Quốc Tuấn và nhiều nhà khác trên đường Phạm Văn Đồng không được tách thửa

 

Tạm ngưng chờ hướng dẫn

Về việc không cấp phép xây dựng cho các trường hợp đất ở thuộc khu vực quy hoạch “đất ở hỗn hợp”, “đất dân cư xây dựng mới”, đại diện Phòng Quản lý đô thị huyện Bình Chánh lý giải là do Sở Xây dựng yêu cầu phải chờ quyết định mới thay thế Quyết định 27/2014 về cấp phép xây dựng.

Trước đó, theo Quyết định 27/2014 của UBND thành phố thì các trường hợp này vẫn được cấp phép tạm. Tuy nhiên, việc cấp phép tạm bị dừng từ khi Luật Xây dựng 2014 có hiệu lực. Do đó, Sở Xây dựng đề nghị các quận, huyện cấp phép đúng Luật Xây dựng. Hiện Sở Xây dựng đang trình thành phố quyết định mới thay thế Quyết định 27 nên vẫn phải chờ.

Về việc các khu đất trên trục đường Phạm Văn Đồng không được tách thửa (trong khi Quyết định 33/2015 về diện tích tối thiểu để tách thửa quy định về các trường hợp không được tách thửa không có trường hợp này), một vị lãnh đạo UBND quận Gò Vấp cho biết, theo khoản 4 Điều 3 Quyết định 33 thì “UBND quận, huyện căn cứ quy hoạch 1/2000 để xem xét giải quyết tách thửa”.

Những nhà đất nếu thuộc quy hoạch là “nhà ở cao tầng, nhà ở cao tầng kết hợp thương mại dịch vụ” sẽ không được tách thửa nếu căn cứ theo thiết kế đô thị trục đường Phạm Văn Đồng đã được phê duyệt năm 2014. Theo vị này, quyền lợi của dân phải được tính đến nhưng quy hoạch mới lập năm 2014 cũng cần phải được giữ (!?).

Các quận, huyện "la làng"

Ngày 14/4, tại buổi họp giao ban giữa Phó Chủ tịch UBND Tp.HCM Lê Văn Khoa với 24 quận, huyện cùng các sở, ngành, các địa phương cho biết, loại đất được quy hoạch là đất dân cư xây dựng mới là điều khiến họ đau đầu. Hiện, đa phần các quận, huyện đều không cho phép tách thửa, chuyển mục đích, cấp phép xây dựng đối với loại đất này.

Phó Chủ tịch UBND huyện Bình Chánh, ông Nguyễn Văn Hồng cho biết, có hơn 3.000 ha đất tại huyện được quy hoạch đất dân cư xây dựng mới. Hiện, huyện cũng không dám cho tách thửa, chuyển mục đích, cấp phép xây dựng…

Theo ông Hồng, pháp luật đất đai không cấm người dân thực hiện các quyền lợi khi dính vào quy hoạch này. Ông Hồng kiến nghị: “Nhu cầu xây dựng nhà ở của người dân tại huyện Bình Chánh rất cao, nếu luật không cấm thì nên cho người dân được chuyển mục đích để xây dựng nhà ở”. Ông Hồng cũng cho biết thành phố cần có hướng dẫn chung cho các địa phương thực hiện.

Ông Lâm Tấn Dũng (huyện Bình Chánh, Tp.HCM) cho hay, tôi được thông báo không thể tách thửa, chuyển mục đích hay cấp phép xây dựng tạm mà phải chờ làm dự án. Nhưng hỏi thì không ai biết dự án khi nào làm, ai thực hiện, quy mô thế nào.

Nguồn: batdongsan.com.vn
zalo