Tàu “siêu nhanh”, dự án “siêu chậm”

thiết kế web btccorp
thiết kế website btccorp
công ty thiết kế web btccorp

Tàu “siêu nhanh”, dự án “siêu chậm”

  • 11/11/2020
  • 104
Đó là lý do khiến dự án vẫn nằm trên giấy khi kế hoạch khởi công vào đầu năm 2009 phải lùi lại giữa năm 2009, cuối 2009, 2010; gần đây nhất lại lùi tới 2011.

Bản đồ quy hoạch các tuyến đường sắt đô thị Tp. HCM

Bảy đơn vị nói "không"

Đã có tới 7 đơn vị gồm: Bộ GTVT, Nhà thầu tư vấn Otanabe (Nhật Bản), Vụ Kế hoạch – Đầu tư (Bộ GTVT), Viện Khoa học công nghệ (Bộ GTVT) , nhà thầu tư vấn thiết kế TEDISOUTH (Nhật Bản), Ban quản lý đường sắt đô thị Tp.HCM, Sở giao thông công chánh Tp.HCM từng thừa nhận không cần phải giải tỏa mặt bằng khi làm tuyến tàu điện ngầm (metro) Bến Thành - Suối Tiên.

Đầu năm 2006, chủ đầu tư là Bộ GTVT và nhà thầu tư vấn Otanabe (Nhật Bản) đưa ra phương án không giải tỏa nhà dân nằm trên tuyến ngầm dài 2,6 km từ Bến Thành đến khu Ba Son (chủ yếu nằm trên khu phố Ngô Văn Năm), các hộ dân có nhu cầu vẫn được xây 3- 4 tấm móng nông. Thế nhưng, đến năm 2007,  khi dự án được chuyển giao cho UBND TP HCM làm chủ đầu tư thì khu phố Ngô Văn Năm lại bị buộc giải tỏa trắng. Người dân nhiều lần đề nghị các cấp chính quyền trả lời lý do nhưng chỉ nhận được sự im lặng.

Ngày 18-12-2007, các hộ dân đã cử người ra Hà Nội, xin làm việc với Bộ Giao thông vận tải, được Vụ kế hoạch đầu tư thuộc bộ này khẳng định: Hoàn toàn bảo đảm an toàn trong quá trình thi công, không cần thiết giải toả các công trình trên mặt đất. Phía Công ty TEDISOUTH - đơn vị tư vấn thiết kế lập dự án đường sắt ngầm này cũng khẳng định: Khu nhà cách vòm hầm Metro tới 9,43 mét là an toàn tuyệt đối vì khi thi công các tuyến tàu điện ngầm, các công trình trên đất chỉ cần cách đỉnh vòm hầm của đường sắt ngầm 5m trở lên. Vì vậy, chính Ban quản lý đường sắt đô thị Tp.HCM, Sở giao thông công chánh đã làm việc lại với đơn vị tư vấn Nhật Bản và ngày 26-3-2008 đề nghị thành phố chấp thuận phương án không cần giải tỏa.

Ngày 12-4-2008, khi các chuyên gia người Nhật đến khảo sát, ông Kobayashi - trưởng phần đường hầm cũng khẳng định: Việc giải toả là không cần thiết. Sau khi các hộ dân công khai đoạn băng ghi âm lời chuyên gia Nhật Bản, các cơ quan chức năng đã trưng cầu ý kiến của Viện Khoa học công nghệ GTVT (lần 2). Công văn số 447 ngày 5-6-2008 của Viện này khuyến nghị: “Việc giải toả và phá bỏ một số nhà dân khi thi công hầm về mặt kỹ thuật đơn thuần là không cần thiết” và “để bảo đảm tuyệt đối an toàn, các hộ dân có nhà nằm trên đường hầm cần được sơ tán trong quá trình thi công…”.

Nhưng, một nơi khăng khăng "có"

Tuy vậy, quan điểm của chủ đầu tư không hề thay đổi, vẫn yêu cầu phải giải tỏa trắng, cho dù kinh phí giải tỏa không nhỏ: ước tính hơn 300 tỷ đồng! Các cơ quan chức năng  suốt 2 năm qua liên tục “ép” người dân ký giấy thu hồi đất, răn đe cưỡng chế đập bỏ nhà cửa. Phải đến tháng 5-2009, các hộ dân đã gửi bản kiến nghị tới cuộc họp tiếp xúc cử tri cho Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, Chủ tịch đã yêu cầu lãnh đạo Tp.HCM xử lý vụ việc thì việc yêu cầu giải tỏa mới tạm “hạ nhiệt”.

Từ tháng 12-2009 đến nay, UBND Tp.HCM lại “trở về” với quan điểm cũ, kiên quyết chỉ đạo giải tỏa. Ngày 31-12-09, ông Lưu Trung Hòa, Phó chủ tịch UBND Quận 1 còn ký một văn bản yêu cầu các hộ dân phải ra khỏi nhà chậm nhất đúng vào ngày …mùng 1 Tết Canh Dần, khiến dư luận không khỏi bức xúc. Tất nhiên văn bản này sau đó không thực hiện được nhưng gần đây, UBND Tp.HCM vẫn giữ nguyên quan điểm cũ.

Không thực hiện cả chỉ đạo của Chính phủ

Ngày 29-4-2008, Phó thủ tướng Trương Vĩnh Trọng đã có ý kiến chỉ đạo tại công văn 272/VPCP-KNTN: Giao UBND Thành phố Hồ Chí Minh kiểm tra, giải quyết khiếu nại, kiến nghị của 18 hộ dân liên quan đến việc thực hiện dự án tuyến đường sắt đô thị Bến Thành-Suối Tiên đúng pháp luật; giải thích rõ nguyên nhân giải tỏa và công khai thiết kế kỹ thuật để các hộ dân biết trong tháng 6-2008”. Song, chỉ đạo trên suốt 2 năm qua vẫn chưa hề được thực hiện.

 Phải đến khi Thanh tra Chính phủ có công văn số 125/TTCP-VP ngày 19-01-2010 gửi Chủ tịch UBND TP. HCM đề nghị xử lý vụ việc thì UBND Tp.HCM mới chịu báo cáo sự việc với Chính phủ. Ngày 9-8-2010, Phó thủ tướng Trương Vĩnh Trọng tiếp tục có ý kiến chỉ đạo tại công văn số 5532/VPCP-KNTN: “UBND Tp.HCM cần giải thích rõ để tạo được sự đồng thuận của các hộ dân bị thu hồi đất sử dụng vào mục đích công cộng và giải quyết các kiến nghị chính đáng của các hộ dân theo quy định của pháp luật”.

Tuy nhiên, theo các hộ dân, trong báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ, việc “UBND TP nhấn mạnh các công ty tư vấn, chuyên gia người Nhật, Viện Khoa học công nghệ GTVT  đều chưa khẳng định khi thi công ngầm sẽ không xảy ra sự cố lún sụp các công trình trên mặt đất cũng như đảm bảo an toàn khi tuyến metro đưa vào sử dụng” là không đúng. Sự thật hoàn toàn ngược lại, chính những cơ quan này đã khẳng định bằng văn bản rằng, không cần phải giải tỏa trắng mà vẫn an toàn.

Người dân cho biết, sau hơn 2 năm, cả 2 vấn đề chính theo chỉ đạo của Phó thủ tướng là giải thích rõ nguyên nhân giải tỏa và công khai thiết kế kỹ thuật đều chưa được UBND Tp.HCM thực hiện, chưa giải quyết khiếu nại của dân về việc thu hồi đất theo đúng Luật Đất đai và Luật Khiếu nại, tố cáo. Nhiều cơ quan báo chí đã lên tiếng phản ánh vụ việc và đề nghị làm việc với chính quyền Tp.HCM nhưng đều không được phản hồi. Phía sau sự im lặng khó hiểu này là gì? Chúng tôi sẽ có dịp trở lại vấn đề này ở bài viết sau…

(Theo Tamnhin)

Nguồn: batdongsan.com.vn
zalo