Thị trường BĐS: Loay hoay với luật

thiết kế web btccorp
thiết kế website btccorp
công ty thiết kế web btccorp

Thị trường BĐS: Loay hoay với luật

  • 15/10/2020
  • 111

Trong một cuộc gặp gỡ, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng đã phân tích về sự “vô lý” của quy định "giao dịch phải thông qua sàn BĐS" như sau: “Quy định làm tăng thêm tổ chức kinh doanh dịch vụ trung gian, tăng thêm thủ tục, thêm chi phí và góp phần đẩy giá, tạo giao dịch ảo, không đảm bảo tính công khai, minh bạch cho thị trường; không phù hợp, không hiệu quả đối với thị trường trầm lắng, khi mà chủ đầu tư đã giảm giá, khuyến mại, chào bán rầm rộ, công khai nhưng không bán được hàng…

Do đó, việc bắt buộc giao dịch qua sàn là chưa phù hợp với tình hình thực tế của nước ta. Mặt khác, theo kinh nghiệm quốc tế thì không có nước nào quy định như vậy, mà chủ yếu thực hiện thông qua các nhà môi giới, luật sư, các tổ chức môi giới BĐS”. Từ quan điểm đó, Bộ Xây dựng đề xuất bỏ quy định giao dịch phải thông qua sàn BĐS.

Việc bỏ đi một quy định không cần thiết lại rườm rà chắc chắn sẽ nhận được sự đồng tình, nhưng theo dõi qua nhiều đạo luật khác nhận thấy giống như cái “bệnh” trong luật pháp về BĐS. Đó là, hơn 10 năm trước, khi Luật Đất đai 2003 ra đời, một quyết định gây sốc cấm “phân lô bán nền”, còn nay với giải thích vì “thị trường quá khó khăn”, thế là cho phép trở lại! Tiếp đó, Luật Nhà ở chỉ cho phép huy động vốn khi “xây xong phần móng” và thiết kế được duyệt, nhưng sau đó một nghị định ra đời “lách” bằng cách cho phép huy động vốn khỏi cần xây xong móng - chỉ được chuyển nhượng khi xây xong móng.

Một vấn đề khác đang gây bức xúc cho thị trường BĐS chính là cấp phép xây dựng nhà ở trong dự án BĐS: Điều 3 Nghị định 64/2012/NĐ-CP yêu cầu các công trình xây dựng nhà ở trong dự án BĐS đều phải được cấp phép xây dựng. Tổng hợp ý kiến từ người dân và các doanh nghiệp kinh doanh BĐS, lãnh đạo Hiệp hội BĐS TPHCM khẳng định đây là quy định bất hợp lý.

Bởi vì, tất cả các dự án nhà ở phải được duyệt quy hoạch tổng mặt bằng hoặc quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 với các chỉ tiêu xây dựng cụ thể kèm theo thiết kế mẫu nhà. Nói nôm na, với quy định của pháp luật về BĐS, việc xây dựng nhà biệt thự, nhà phố liên kế trong dự án nhà ở phải giống như đúc với mẫu nhà đã được duyệt khi chủ đầu tư thực hiện dự án, vậy thêm thủ tục cấp phép xây dựng để làm gì?

Các dự án luật BĐS trong thời gian gần đây đang bước vào đợt “đại tu”: Luật Đất đai sửa đổi 2013 đã xong, các luật đang sửa gồm có Luật Nhà ở, Luật Xây dựng, Luật Kinh doanh BĐS. Tuy nhiên, việc sửa đổi tuy rầm rộ vậy, nhưng những vấn đề gây bức xúc từ thực tế thì vẫn còn đó, hồ sơ dự án nhà ở bị “ngâm” quá lâu; người dân nộp tiền mua nhà nhưng chủ đầu tư không xây nên không giao nhà, muốn lấy tiền lại cũng không được… là những vụ việc chưa có hướng giải quyết.

Nguồn: batdongsan.com.vn
zalo