Tính diện tích không thống nhất gây tranh chấp căn hộ

thiết kế web btccorp
thiết kế website btccorp
công ty thiết kế web btccorp

Tính diện tích không thống nhất gây tranh chấp căn hộ

  • 21/10/2020
  • 98

Trong quá trình xây dựng và giao dịch chung cư, thông thường có 3 cách tính diện tích phổ biến. Một là đo theo thảm trải sàn, tương tự như cách tính diện tích thông thủy ở Việt Nam. Hai là diện tích xây dựng (tính theo tim tường), thường tăng khoảng 10% so với diện tích đo theo diện tích thảm trải sàn. Và thứ ba là cách tính bao gồm cả các phần của diện tích sử dụng chung như hành lang trước cửa nhà và cầu thang, thường tăng khoảng 25% so với đo theo thảm trải sàn.

Gần đây, tại rất nhiều dự án đã xảy ra tranh chấp giữa khách hàng và chủ đầu tư xung quanh cách tính diện tích căn hộ

Tùy vào cách tính diện tích căn hộ mà nhà đầu tư đưa ra các đơn giá bán hàng khác nhau. Nếu tính theo diện tích thảm trải sàn thì đơn giá là cao nhất, và ngược lại, giá thấp nhất nếu tính cả diện tích dùng chung. Tuy nhiên, hiện tượng nhà đầu tư niêm yết đơn giá mà không chỉ rõ cách tính diện tích sàn rất phổ biến.

Các cuộc tranh cãi về cách tính đơn giá bán căn hộ chung cư liên tục xảy ra, cho đến khi các tổ chức chuyên môn uy tín thế giới xuất bản quy chuẩn về cách tính và đưa ra các khuyến cáo về việc sử dụng cách tính cho các mục đích khác nhau.

Từ năm 2001, ở Anh đã thống nhất sử dụng một cách tính diện tích lòng trong, tức là diện tích thông thủy nhưng bao gồm cả các bộ phận chung của tòa nhà như hộp kỹ thuật, cột trong nhà... cộng với một phần diện tích sử dụng chung ở hành lang, cầu thang. Cách tính này cũng được Hong Kong (Trung Quốc) áp dụng từ năm 2012..

Cùng thời gian này, tại Ấn Độ cũng xảy ra nhiều tranh cãi căng thẳng về các cách tính diện tích. Việc này đã chấm dứt gần đây khi chính quyền nước này quy định, đơn giá bán nhà căn hộ chung cư được tính theo diện tích trải thảm, tức là thông thủy và không có diện tích của các bộ phận chung của công trình nằm trong căn hộ.

Những cách tính diện tích khác nhau sẽ cho đơn giá không giống nhau nên về bản chất giá trị thanh toán toàn bộ căn hộ là không thay đổi. Nếu bán nhà theo diện tích thông thủy không bao gồm các bộ phận công trình chung thì đơn giá trên m2 của căn hộ sẽ cao hơn là khi tính cả những bộ phận chung... Vấn đề chính hiện nay Việt Nam phải giải quyết là chủ đầu tư cần nêu rõ ràng thông tin về giá bán nhà dựa trên cách tính diện tích nào để người mua biết rõ trước khi thanh toán và nhận nhà.

Bên cạnh đó, cơ quan quản lý cũng nên thống nhất một cách tính diện tích căn hộ chung cư cho mục đích mua bán là thực sự cần thiết để giúp xóa bỏ những tranh cãi như một số quốc gia đã làm trong những năm gần đây. Cách tính đơn giản nhất cho cả người bán và người mua nhà chung cư tại Việt Nam hiện nay, đồng thời cũng phù hợp với xu thế áp dụng của thế giới, có lẽ là tính diện tích nhà thông thủy bao gồm cả các bộ phận chung của công trình nằm trong lòng căn hộ.

Theo quy định hiện hành, có hai cách tính diện tích căn hộ chung cư. Một là tính theo thông thủy (trừ bề dày tường, vách, cột). Cách thứ hai là tính theo tim tường chung và tim tường bao ngoài của căn hộ. Trong đó tường chung là tường ngăn chia giữa hai căn hộ, tường bao ngoài là tường ngoài giữa căn hộ và hành lang, lối đi, mặt ngoài của căn hộ.

Cũng theo quy định này, cách tính diện tích căn hộ phải được ghi rõ trong hợp đồng mua bán và bản vẽ sơ đồ nhà ở. Tuy nhiên, gần đây, nhiều chủ đầu tư tính diện tích theo phủ bì tường bao ngoài của căn hộ. Điều này dẫn đến tình trạng tranh chấp chưa có hồi kết giữa khách hàng và chủ đầu tư tại  nhiều dự án.

Nguồn: batdongsan.com.vn
zalo