Tổng thầu Trung Quốc nợ nần, tuyến Cát Linh-Hà Đông lại chậm trễ

thiết kế web btccorp
thiết kế website btccorp
công ty thiết kế web btccorp

Tổng thầu Trung Quốc nợ nần, tuyến Cát Linh-Hà Đông lại chậm trễ

  • 11/11/2020
  • 114

Theo báo cáo tại cuộc họp, thiếu vốn là vướng mắc lớn nhất hiện nay của dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông. Theo thống kê được công bố, Tổng thầu Trung Quốc đến nay đã nợ các nhà thầu phụ số vốn 400 tỷ đồng. 

Báo cáo về tình hình triển khai dự án, ông Dư Giang, GĐ điều hành dự án (Tổng thầu EPC) cho biết, hiện tại các ga Cát Linh, La Thành, Thái Hà, Láng, Thanh Xuân 3 và bến xe Hà Đông đang bị chậm tiến độ từ 9 - 22 ngày. Theo ông Giang, nguyên nhân của việc chậm trễ là do nghỉ Tết kéo dài, huy động nhân lực chậm, ngoài ra còn do tổng thầu nợ thầu phụ số tiền lớn.

Cũng trong cuộc họp, nội dung các báo cáo cho thấy, ngoài các hạng mục trên, công tác lao dầm của dự án đường sắt trên cao đang chậm so với kế hoạch đề ra. Riêng công tác đúc dầm phải hết tháng 3/2016 mới hoàn thành và cuối tháng 9 sẽ hoàn thành cơ bản công tác xây dựng khu depot cùng với việc lắp đặt thiết bị khu trung tâm … 

Các nhà ga của tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông hiện đang được tích cực đẩy nhanh tiến độ. Ảnh: Tuấn Minh

Trong cuộc họp, đại diện phía Trung Quốc phát biểu: “Vướng mắc lớn nhất hiện nay của dự án là về vốn. Cụ thể, nguồn tiền mà tổng thầu đang nợ nhà thầu phụ là 400 tỷ đồng. Phía tổng thầu hiện đang xem xét giải ngân tiếp cho các nhà thầu phụ, bên cạnh đó cũng sẽ làm việc để sớm có sự thống nhất về tổng mức đầu tư, giải ngân số tiền 19,2 tỷ USD, từ đó kiến nghị tập đoàn điều động thêm nguồn vốn lưu động để thực hiện dự án nhằm giải ngân kịp thời cho các nhà thầu phụ”.

Có mặt tại cuộc họp, Ban Quản lý dự án Đường sắt cho biết, việc giải ngân, thanh toán của Tổng thầu Trung Quốc cho các nhà thầu phụ rất chậm vì còn vướng mắc trong việc chuyển tiền từ Trung Quốc sang Việt Nam.

Đại diện Ban Quản lý cũng kiến nghị Bộ GTVT có ý kiến với Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc và Tổng thầu EPC để chuyển trực tiếp tiền giải ngân của dự án về tài khoản tại Việt Nam, bên cạnh đó cần có giải pháp về thủ tục để giảm bớt khâu trung gian giải ngân.

Theo kế hoạch, cuối năm nay dự án phải kết thúc và đi vào vận hành dự án, do đó Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường yêu cầu Tổng thầu và nhà thầu phụ phải chốt tiến độ, cụ thể phải hoàn thành cơ bản 10 nhà ga vào cuối tháng 4 năm nay; còn Cát Linh, Văn Khê xong vào cuối tháng 7/2016; các khu Depot hoàn thành vào tháng 9/2016; và từ tháng 6/2016 trở đi, sẽ tiến hành làm ray và tà vẹt để hoàn thiện đường chạy tàu…

Ông Trường cũng yêu cầu, tất cả nhà thầu phụ Việt Nam phải đẩy nhanh tiến độ thi công, trên cơ sở tận dụng tối đa nguồn vốn sẵn có, cùng Bộ GTVT và UBND TP.Hà Nội sớm đưa dự án này vào khai thác hiệu quả. 

Ngoài ra, thứ trưởng cũng giao Ban Quản lý dự án Đường sắt rà soát lại tất cả các gói thầu mà Tổng thầu hiện đang triển khai để thúc đẩy ký kết hợp đồng, nhằm đẩy nhanh công tác thanh toán cho nhà thầu, kiểm soát được việc ký kết giữa Tổng thầu và nhà thầu phụ; kiểm soát tất cả các gói thầu; cũng như rà soát tất cả thiết kế bản vẽ thi công còn thiếu. Ngoài ra, lãnh đạo Bộ GTVT cũng yêu cầu tổng thầu cấp đủ vốn để thi công; giải quyết dứt điểm vấn đề điều chỉnh tổng mức đầu tư; giải quyết nhanh gọn vấn đề thiết bị vật tư; đồng thời, kiểm soát tiến độ, đưa ra giải pháp bù tiến độ trong trường hợp chậm trễ; đưa ra giải pháp tích cực để có thể thanh toán nhanh nhất cho các nhà thầu Việt Nam.

Cũng theo ông Nguyễn Hồng Trường, sắp tới Bộ GTVT sẽ có văn bản gửi Công ty hữu hạn Tập đoàn Cục 6 yêu cầu lãnh đạo Tổng thầu, Tư vấn giám sát của đơn vị này phải có mặt thường xuyên tại Việt Nam để kịp thời giải quyết, tháo gỡ các vướng mắc; vào đầu tháng 3/2016 sẽ cùng Bộ họp giao ban tại Việt Nam để giải quyết các vấn đề về vốn, thủ tục thanh quyết toán cho các nhà thầu phụ Việt Nam.

Nguồn: batdongsan.com.vn
zalo