Tp.HCM gửi công văn khẩn xin tăng vốn đầu tư tuyến metro số 2

thiết kế web btccorp
thiết kế website btccorp
công ty thiết kế web btccorp

Tp.HCM gửi công văn khẩn xin tăng vốn đầu tư tuyến metro số 2

  • 27/10/2020
  • 98

Động thái này của thành phố được thực hiện sau khi tiếp thu ý kiến của các bộ, ngành trung ương và thẩm tra của đơn vị tư vấn độc lập.

Lý giải về việc dự án bị đội vốn, UBND Tp.HCM cho rằng nguyên nhân là bởi chịu ảnh hưởng của những yếu tố như trượt giá, chi phí tài chính, xây dựng (tăng chiều dài các nhà ga ngầm; khối lượng công việc tăng do bổ sung việc kết nối với các tuyến 3b, 5 và 6...).

UBND thành phố cũng cho hay, trước ý kiến của các bộ về hạng mục chi phí tổng đầu tư, thành phố đã tiếp thu, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh. Cùng với đó, thành phố cũng đã tiến hành phân tích và so sánh suất đầu tư của dự án với những dự án đường sắt đô thị trong khu vực. Dự án metro số 2 có suất đầu tư (đã được thẩm tra) khoảng 135 triệu USD/km, trong khi các dự án đường sắt đô thị trong khu vực có suất đầu tư khoảng 97-345 triệu USD/km.

tuyến metro số 2
Sơ đồ hướng tuyến tuyến metro số 2. Ảnh: BQL Đường sắt đô thị Tp.HCM.

Ngoài việc xin tăng vốn, thành phố cũng xin được lùi thời hạn hoàn thành dự án đến năm 2024, thay vì năm 2018. Đề nghị này nhằm đảm bảo có đủ thời gian hoàn thành dự án theo thực tế công việc. Thành phố cho biết, mốc thời gian này đã có sự thống nhất của các nhà tài trợ dự án.

Chính quyền thành phố cũng kiến nghị Thủ tướng chấp thuận UBND Tp.HCM được tiếp tục thẩm định, phê duyệt điều chỉnh dự án theo Nghị định 131/2015.

Tuyến metro số 2 nằm trong 8 tuyến metro đã được duyệt tại Tp.HCM. Với chiều dài gần 20km (Thủ Thiêm - Bến xe Tây Ninh), tuyến được chia thành 2 giai đoạn. Có tổng cộng 679 hộ dân bị ảnh hưởng trên toàn dự án.

Giai đoạn một sẽ đầu tư đoạn tuyến dài 11,3km (Bến Thành - Tham Lương) đi qua địa bàn các quận Tân Bình, Tân Phú và quận 1, 3, 10, 12. Trong đó có 9,3km đi ngầm với độ sâu trung bình là 18m.

Báo cáo mới nhất của BQL đường sắt đô thị Tp.HCM cho thấy, dự kiến đến tháng 8 năm tới, công tác GPMB dự án mới được hoàn thành.

Trong khi đó, tuyến metro đầu tiên của Tp.HCM (tuyến metro số 1) cũng đang gặp khó khăn do vốn ODA từ trung ương cấp phát nhỏ giọt. Để đảm bảo dự án, UBND Tp.HCM phải tạm ứng vốn từng tháng để trả tiền cho các nhà thầu. Đến nay, thành phố đã tạm ứng 3 lần với số tiền hơn 2.200 tỷ đồng.

Nguồn: batdongsan.com.vn
zalo