TP. HCM: Nhà tái định cư vừa thừa, vừa thiếu

thiết kế web btccorp
thiết kế website btccorp
công ty thiết kế web btccorp

TP. HCM: Nhà tái định cư vừa thừa, vừa thiếu

  • 01/11/2020
  • 98
 

Một khu nhà tái định cư đang xây dựng. ảnh:  Anh Vũ

 

Tuy nhiên, ở một mặt khác, cuộc sống người dân nơi đây bị ảnh hưởng rất nhiều khi phải di dời phục vụ cho các dự án. Chủ trương của thành phố là không để bà con phải chịu thiệt khi di dời, nhưng vẫn còn đó nhiều vấn đề cần giải quyết.

 

Nghịch lý thiếu và thừa!

 

Chủ tịch UBND Q.2 Lê Trọng Sang cho biết, trên địa bàn quận hiện có hơn 330 dự án đầu tư nhà ở, hạ tầng kỹ thuật và xã hội. Phần lớn các dự án sử dụng vốn ngân sách đang triển khai tại đây là dự án trọng điểm của thành phố như Khu Đô thị mới (KĐTM) Thủ Thiêm, Đại lộ Đông Tây, đường vành đai phía Đông - cầu Phú Mỹ, đường cao tốc Long Thành - Dầu Giây, tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên… Từ năm 2006 đến nay quận đã thực hiện bồi thường 127 dự án với tổng diện tích đất thu hồi chiếm hơn 50% diện tích đất toàn quận (3.124,28ha/5.017ha).

 

Luật Đất đai quy định, khi thực hiện di dời giải tỏa phục vụ dự án phải bảo đảm có nơi tái định cư (TĐC) cho người dân. UBND TP Hồ Chí Minh cũng chỉ đạo các địa phương phải bố trí TĐC cho người dân bằng và hơn nơi ở cũ. Thế nhưng, trên thực tế chỉ có 2/20 dự án vốn ngân sách đang thực hiện bồi thường là KĐTM Thủ Thiêm và Đại lộ Đông Tây có quỹ đất và căn hộ chung cư để bố trí TĐC; còn các dự án khác phải làm theo kiểu “vừa chạy vừa xếp hàng” khi vừa bồi thường thu hồi đất, vừa phải tìm quỹ đất, căn hộ cho các hộ dân bị giải tỏa.

 

Nhà TĐC rõ ràng là thiếu trầm trọng. Thế nhưng một nghịch lý xảy ra là một số căn hộ TĐC xây xong lại để trống vì người dân không chịu vào ở. Lý do là khu TĐC quá xa trường học, chợ, bệnh viện. Mặt khác, phần nhiều các căn hộ này có chất lượng quá tệ, ví dụ như chung cư Bình Trưng (P. Bình Trưng Đông) đã 3 lần sửa tới lui nhưng vẫn trong tình trạng xuống cấp trầm trọng. Chung cư này tệ đến nỗi ông Nguyễn Minh Hoàng, Trưởng Ban Kinh tế Ngân sách HĐND TP Hồ Chí Minh đã phải thốt lên rằng “không thể ở được”. Bên cạnh đó, hạ tầng xã hội phục vụ khu vực TĐC xây dựng không đồng bộ làm ảnh hưởng việc đi lại, học hành của con em các hộ dân; đời sống người dân sau TĐC có phần khó khăn hơn trước do phần đông làm nông nghiệp, buôn bán nhỏ, chạy xe ôm… không phù hợp với môi trường ở căn hộ chung cư.

 

Gấp rút xây 12.500 căn hộ TĐC

 

Những năm gần đây, hồ sơ khiếu nại về đền bù giải tỏa và TĐC của người dân Q.2 tăng lên năm sau cao hơn năm trước. Năm 2006 Q.2 nhận 44 đơn khiếu nại, năm 2007 có 116 đơn, 9 tháng năm 2008 nhận 309 đơn. Đơn đề nghị xem xét cũng tăng theo từng năm: năm 2006 là 409 đơn, năm 2007 là 555 đơn, và 6 tháng đầu năm 2008 là 325 đơn. Nhiều nông dân cho biết rất ủng hộ chủ trương giải tỏa di dời để vùng đất Thủ Thiêm được xây dựng thành một trung tâm đô thị hiện đại. Tuy nhiên, cách thức thực hiện của chính quyền địa phương là không hợp lý như: đơn giá bồi thường quá thấp, chưa lo TĐC đã cưỡng chế thu hồi đất, không phổ biến công khai quy hoạch, không xây nhà TĐC trên diện tích 160 ha thuộc 5 phường mà Chính phủ đã phê duyệt…

 

Để giải quyết những kiến nghị của người dân, TP Hồ Chí Minh đã phải lập đoàn thanh tra làm rõ việc tổ chức thực hiện bồi thường TĐC ở Q.2. Kết quả thanh tra cho thấy đã có nhiều sai sót trong công tác đền bù TĐC trong dự án Khu ĐTM Thủ Thiêm như hội đồng bồi thường Q.2 không lập phương án bồi thường, hỗ trợ thiệt hại và TĐC cho dân, công khai quy hoạch không kịp thời… Từ kết quả thanh tra này, UBND TP Hồ Chí Minh chỉ đạo Sở Xây dựng và các sở ngành khẩn trương phê duyệt các thủ tục pháp lý cho 3 khu TĐC mới để xây dựng 12.500 căn hộ, đảm bảo đủ chỗ TĐC cho dân; nhanh chóng xây dựng các công trình hạ tầng tại các khu TĐC để dân sớm ổn định cuộc sống.

 

Động thái của thành phố tuy rất chậm vì sự việc đã kéo dài nhiều năm nay, nhưng vẫn cho người dân Q.2 hy vọng sẽ được đền bù hợp lý sau những thiệt thòi. Về phía thành phố, bên cạnh việc chỉ đạo nhanh chóng xây dựng nhà TĐC cũng phải có quy chế về chất lượng công trình để các chủ đầu tư có trách nhiệm hơn trong xây dựng, không để người dân phải chịu thiệt thòi sau khi thu hồi đất vì sự phát triển của thành phố.

Theo Hà Nội Mới

Nguồn: batdongsan.com.vn
zalo