Vì sao xảy ra sự cố thang máy tại CT3 Constrexim?

thiết kế web btccorp
thiết kế website btccorp
công ty thiết kế web btccorp

Vì sao xảy ra sự cố thang máy tại CT3 Constrexim?

  • 26/10/2020
  • 106

Và câu hỏi được mọi người thắc mắc là vì sao xảy ra sự cố đáng tiếc đó?

Bình ắc quy không nằm trong tiêu chuẩn thang máy?!

Trao đổi với PV Laodong.com.vn sáng 23/9, ông Nguyễn Hồng Quang, Phó giám đốc Cty TNHH 1 Thành viên Quản lý Bất động sản Constrexim, đơn vị trực tiếp quản lý vận hành tòa nhà CT3 cho biết: “Sự cố xảy ra là do mất điện lưới đột ngột, không được phía điện lực thông báo trước. Nếu đang có điện mà tự dưng thang máy dừng thì mới là lỗi của thang máy, nhưng đây là mất điện lưới thì thang máy phải dừng”.

Theo ông Quang, sau khi mất điện lưới, bảo vệ sẽ đi kiểm tra các tầng xem có người trong đó không để cứu hộ, sau khi hoàn tất công tác đó mới được chạy máy phát điện.

Vì sao xảy ra sự cố thang máy tại CT3 Constrexim? | ảnh 1
Thang máy nơi xảy ra sự cố vẫn chưa được vận hành trở lại. Ảnh chụp ngày 23/9. Ảnh: Nguyễn Lê

Vào thời điểm xảy ra tai nạn, ông Hòa đang ở trong thang máy và đang vận hành đến lưng chừng tầng 4 của tòa nhà. Theo kinh nghiệm của những người làm nghề thang máy phân tích thì bất kỳ loại thang máy nào, dù cao cấp hay bình dân cũng được trang bị bình ắc quy cứu hộ để khi xảy ra mất điện thì ngay lập tức bình ắc quy đó sẽ vận hành để thang máy có thể di chuyển về sàn tầng gần nhất.

Tuy nhiên, theo lời ông Quang thì thang máy được sử dụng ở tòa CT3 mang nhãn hiệu Huyndai (Hàn Quốc) không có bình ắc quy bởi lẽ, nó không nằm trong tiêu chuẩn của thang máy phải có.

Còn về phía chủ đầu tư, ông Phan Minh Tuấn, Tổng giám đốc TCty CP Đầu tư Xây dựng và Thương mại Việt Nam (Constrexim Holdings) cho biết, thang máy của tòa nhà đều được kiểm định cẩn thận, đủ điều kiện an toàn. Thang máy đã cũ nên cty đã thuê một đội bảo trì, bảo dưỡng hàng tháng, vượt so với tiêu chuẩn.

“Quan điểm của chúng tôi đây là vụ tai nạn, câu chuyện chất lượng thang máy là câu chuyện khác. Thang máy lúc nào người dân cũng yêu cầu nó phải tốt nhưng thang máy phải đi đồng đều với phẩm cấp của tòa nhà. Từ ngày xưa, vị trí tòa chung cư này là nằm giữa cánh đồng nên chất lượng cũng ở mức vừa phải, chung cư đã được sử dụng 5 năm rồi nhưng chưa xảy ra vấn đề gì cả” - ông Tuấn khẳng định.

Cứu hộ thiếu chuyên nghiệp

Vì sao xảy ra sự cố thang máy tại CT3 Constrexim? | ảnh 2
Nhiều người dân tòa nhà CT3 không dám đi thang máy từ ngày xảy ra sự việc chết người. Ảnh: Nguyễn Lê

Theo như phân tích của ông Nguyễn Quốc Khánh, người có 10 năm kinh nghiệm trong nghề thì trong trường hợp bất thường, thang máy bị treo lửng giữa hai tầng, nhân viên cứu hộ bên ngoài phải lên phòng điều khiển thang máy, dùng tay quay máy kéo đưa phòng thang đến tầng gần nhất. Trước khi quay phòng thang di chuyển, phải thông báo cho những người bên trong để tránh sự hoảng sợ do thang đột ngột hoạt động, sau đó mới mở cửa từ bên ngoài để giải phóng khách bị kẹt.

Thế nhưng, dường như nhân viên cứu hộ của tòa nhà CT3 lại đi ngược với quy trình, nhân viên cứu hộ đã mở cửa thang máy trước thay vì phải dùng tay quay máy kéo đưa phòng thang máy đến tầng gần nhất. Giá như, vị nhân viên cứu hộ làm đúng như quy trình cứu hộ được phân tích ở trên thì có lẽ đã không xảy ra cái chết thương tâm đó!

Vậy mà, lãnh đạo của Constrexim Holdings đều khẳng định, những nhân viên cứu hộ đều được cty và chính hãng thang máy hướng dẫn cụ thể cách xử lý thang máy khi mất điện cũng như cách ứng cứu những người trong thang máy.

Liên lạc với người nhà của nạn nhân, chúng tôi được biết hiện gia đình vẫn chưa có ý kiến, yêu cầu gì với phía chủ đầu tư cũng như đơn vị quản lý tòa nhà. Bởi lẽ, cơ quan công an vẫn đang điều tra tiếp sự việc nên gia đình sẽ chờ kết quả.

Về phía Cty Constrexim, ông Tuấn cũng cho biết, Cty đã gặp gia đình, cùng gia đình đưa nạn nhân vào bệnh viện và cũng đã có sự hỗ trợ về vật chất để cùng với gia đình lo hậu sự.

Ngày 22/4/2011, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư số 08/2011/TT-BLĐTBXH về “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với “thang máy điện”.

Theo đó, mỗi thang máy phải có nội quy sử dụng an toàn riêng. Người chịu trách nhiệm quản lý kỹ thuật và quản lý vận hành thang máy phải được huấn luyện cơ bản về nghiệp vụ mà mình đảm nhận; được huấn luyện an toàn lần đầu trước khi giao việc, huấn luyện an toàn định kỳ hàng năm và được cấp thẻ an toàn theo quy định; hiểu được tính năng kỹ thuật của thang máy mà mình phụ trách; biết các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật an toàn liên quan đến thang máy; biết cách khắc phục các sự cố khẩn cấp theo hướng dẫn của đơn vị lắp đặt.

Chỉ sử dụng thang máy có tình trạng kỹ thuật tốt, đã được kiểm định kỹ thuật an toàn và đã đăng ký sử dụng với cơ quan quản lý có thẩm quyền. Trường hợp mất điện hoặc đang sửa chữa phải treo biển thông báo tạm ngừng hoạt động ở các tầng dừng và cắt cầu dao điện vào thang máy.

(Theo LĐO)

Nguồn: batdongsan.com.vn
zalo