Việt Nam thuộc top thị trường đầu tư BĐS hấp dẫn nhất Đông Nam Á

thiết kế web btccorp
thiết kế website btccorp
công ty thiết kế web btccorp

Việt Nam thuộc top thị trường đầu tư BĐS hấp dẫn nhất Đông Nam Á

  • 09/11/2020
  • 104

BĐS thương mại Việt Nam có tiềm năng lớn

Theo Công ty Tư vấn BĐS JLL, trong phân khúc văn phòng, nhà ở và bán lẻ, Việt Nam là một thị trường đầu tư đầy tiềm năng.

Công suất thuê của các tòa nhà văn phòng hạng A ở Tp.HCM đã vượt hơn 95% trong Qúy IV/2016. Công suất thuê tại phân khúc bán lẻ ở khu vực trung tâm đạt hơn 92% so với cùng kỳ. Số lượng căn hộ mới được chào bán trong phân khúc nhà ở đã tăng 46% từ năm 2015 đến năm 2016.

Giám đốc điều hành, JLL Singapore và Đông Nam Á, ông Chris Fossick nói: “Lĩnh vực BĐS tại Việt Nam đã nhận được “cú hích” kể từ năm 2015, thúc đẩy một phần bởi những cải cách gần đây của chính phủ như các quy định tài chính mạnh hơn đối với các chủ đầu tư BĐS và nới lỏng các chính sách về đầu tư nước ngoài ".

Ông Fossick cũng chia sẻ, thị trường tiêu dùng tại Việt Nam đang mở rộng nhanh chóng. Lượng vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài tăng đáng kể. Nền kinh tế chuyển hướng sang những hoạt động có giá trị cao hơn. Các dự án đã và đang đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng trong phân khúc văn phòng, bán lẻ và khách sạn. Đáng chú ý là sự tăng trưởng mạnh mẽ về nhu cầu văn phòng, đặc biệt trong lĩnh vực dịch vụ tài chính, pháp luật, sản xuất, hàng tiêu dùng và công nghệ.

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) giải ngân tại Việt Nam ghi nhận mức kỷ lục với 15,8 tỷ USD trong năm 2016 , trong đó FDI đầu tư vào lĩnh vực bất động sản đạt gần 1,7 tỷ USD tính đến cuối năm 2016.

bất động sản Việt Nam
Việt Nam thuộc top thị trường đầu tư BĐS hấp dẫn nhất Đông Nam Á năm 2017

Hàng loạt thị trường BĐS triển vọng trong khu vực Đông Nam Á

Theo JLL, ngoài Việt Nam, Indonesia và Singapore cũng là những quốc gia có thị trường BĐS khá tiềm năng trong năm 2017.

Theo báo cáo mới về Jakarta công bố bởi JLL, nền kinh tế của Indonesia được dự báo sẽ tăng trưởng mạnh với sự thu hút đầu tư trong ngành logistic. Do tình trạng cơ sở hạ tầng và những cản trở trong các quy định, lĩnh vực này từng bị kìm hãm. Tuy nhiên, Indonesia đã và đang cải thiện cơ sở hạ tầng, giảm thiểu quan liêu và khuyến khích đầu tư hơn dưới sự quản lý của Tổng thống Jokowi.

Ông Fossick nói: “Indonesia sở hữu các tiềm năng phát triển, điển hình như quy mô nhân khẩu học và dân số dồi dào. Đây là yếu tố cần thiết cho sự phát triển của ngành dịch vụ logistic. “Với nền kinh tế, chính trị ổn định và phát triển, cùng nhu cầu hàng hóa tiêu dùng và thương mại điện tử tăng cao sẽ thúc đẩy nhu cầu ngành dịch vụ logistic phát triển”.

Singapore lại được xem là một thị trường chủ chốt và đầy sức hấp dẫn sau đợt điều chỉnh giá trị vốn. Trong năm 2017, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của quốc gia này dự kiến sẽ đạt 2,3%, tăng nhẹ từ 1,8% trong năm 2016.

Ông Fossick nhận định: "Khi nhu cầu BĐS trong phân khúc văn phòng, bán lẻ và ngành hàng ăn uống (F&B) tăng chậm lại trong giai đoạn năm 2012-2015, chúng tôi cho rằng chiều hướng này đã chạm đáy vào năm 2016 và sẽ phục hồi trong hai năm tới. Đặc biệt, giá bán của các BĐS nhà ở tại Singapore sẽ tiếp tục thu hút các nhà đầu tư hơn so với các thành phố khác trên toàn cầu".

Nguồn: batdongsan.com.vn
zalo