Các đại gia chạy đua làm dự án đổi đất lấy hạ tầng

thiết kế web btccorp
thiết kế website btccorp
công ty thiết kế web btccorp

Các đại gia chạy đua làm dự án đổi đất lấy hạ tầng

  • 10/11/2020
  • 121
Các dự án BT đổi đất lấy hạ tầng
Các dự án đổi đất lấy hạ tầng được các đại gia săn đón

Theo UBND Tp.HCM, khi Nghị định số 15/2015/NĐ-CP có hiệu lực thi hành đến quý I/2016, thành phố đã kêu gọi đầu tư được tổng cộng 17 dự án với tổng vốn đầu tư khoảng 33.538 tỷ đồng theo hình thức Hợp tác Công - Tư (PPP).

Dự án BT hiện chiếm tỷ trọng lớn đạt gần khoảng 65% với 11/17 dự án, tập trung vào các lĩnh vực xây dựng kết cấu hạ tầng y tế, chống ngập, bảo vệ môi trường và giao thông. Hơn nữa, còn có 4 dự án đầu tư theo hợp đồng BOO và 2 dự án đầu tư theo hình thức BOT.

Cụ thể như sau: Dự án Đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu dân cư phía Bắc và hoàn thiện đường trục Bắc - Nam (đoạn từ chân cầu Thủ Thiêm 1 đến đường Mai Chí Thọ) trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm do Công ty CP Đầu tư hạ tầng kỹ thuật TP.HCM (CII) đề xuất với tổng vốn hơn 3.345 tỷ đồng; dự án Giải quyết ngập do triều khu vực Tp.HCM có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu (giai đoạn 1) do Công ty CP Đầu tư xây dựng Trung Nam đề xuất với vốn đầu tư là 9.850 tỷ đồng; dự án Xây dựng hạ tầng kỹ thuật nội bộ Khu I (khu cổ đại) thuộc Khu công viên Lịch sử - Văn hóa - Dân tộc do Công ty CP Đức Khải đề xuất với TVĐT hơn 936 tỷ đồng.

Vừa qua, đầu tháng 6, UBND Tp.HCM có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ đề xuất thực hiện Dự án Đầu tư xây dựng cầu Thủ Thiêm 4 theo hình thức BT và cho phép chỉ định nhà đầu tư. Theo báo cáo của UBND Tp.HCM, với tổng vốn đầu tư khoảng 5.254 tỷ đồng thì liên danh Công ty CP Bất động sản Phát Đạt - Công ty Đầu tư và Phát triển hạ tầng 620 - Công ty Đầu tư phát triển Xây dựng 168 đã đề xuất tham gia dự án này.

Không chịu nằm ngoài cuộc chơi, có rất nhiều đại gia xây dựng, địa ốc khác đang chạy đua để có được các dự án BT tại TP.HCM. Ví dụ như Công ty CP Đầu tư xây dựng Cát Linh đề xuất Dự án Đầu tư xây dựng khu tái định cư tại khu vực Xí nghiệp Đầu máy Sài Gòn, phường 11, quận 3 theo hợp đồng BT với khái toán vốn đầu tư hơn 1.089 tỷ đồng.

Các đề xuất dự án này đều đã được UBND Thành phố phê duyệt. Công ty Phát Đạt cũng xin được tham gia đầu tư mới khu trung tâm thể dục thể thao Phan Đình Phùng với tổng vốn đầu tư hơn 2.000 tỷ đồng theo hình thức này...

Để triển khai Khu đô thị Sa La, Công ty Đại Quang Minh đã ký hợp đồng với thành phố xây dựng 4 tuyến đường chính, cầu Thủ Thiêm 2, quảng trường trung tâm, khu công viên bờ sông tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm…

Hiện nay, Sở Kế hoạch và Đầu tư Tp.HCM đang phối hợp với các đơn vị liên quan để xây dựng danh mục các dự án kêu gọi đầu tư theo hình thức PPP. Tính đến thời điểm này, số lượng dự án đang lập đề xuất dự án, đang xin chủ trương đầu tư và đang thẩm định đề xuất dự án trong danh mục là khoảng 66 dự án với tổng vốn đầu tư cần kêu gọi ước tính khoảng 480.394 tỷ đồng.

Liên quan đến các dự án BT, Tp.HCM cũng đề xuất với Chính phủ một số phương thức thanh toán dự án BT, như thanh toán bằng quyền khai thác quảng cáo, khai thác thương mại các công trình khác… bằng khấu trừ tiền sử dụng đất của các dự án khác đã được giao đất (chưa đóng tiền sử dụng đất); khấu trừ nguồn tăng thu thuế của dự án (hình thành trong tương lai).

Theo TS. Lê Bá Chí Nhân - chuyên gia kinh tế cho biết: “Với chính sách phát triển "đôi bên cùng có lợi" như TP.HCM đang áp dụng một cách mạnh mẽ như thế, kết hợp với quyết định về việc thực hiện hình thức đầu tư BT của Thủ tướng Chính phủ, sẽ là những cơ hội rất lớn cho các nhà đầu tư muốn phát triển dự án BĐS. Tuy nhiên, vấn đề mấu chốt vẫn là làm sao thành phố tạo được sự an toàn cho nhà đầu tư và tránh phân biệt đối xử.”

Nguồn: batdongsan.com.vn
zalo