DN địa ốc kêu khó vì bị cấm lấy lãi từ BĐS bù lỗ cho ngành khác

thiết kế web btccorp
thiết kế website btccorp
công ty thiết kế web btccorp

DN địa ốc kêu khó vì bị cấm lấy lãi từ BĐS bù lỗ cho ngành khác

  • 10/11/2020
  • 113

Tổng giám đốc một doanh nghiệp địa ốc cho hay, bên cạnh lĩnh vực BĐS, hiện doanh nghiệp còn mở rộng đầu tư thêm một số mảng mới như vật liệu xây dựng, bán lẻ... nhưng lợi nhuận ở một số mảng mới không khả quan do chi phí đầu tư lớn, thị trường cạnh tranh,... Vì vậy, nếu tính riêng một số mảng, doanh nghiệp thậm chí còn chịu lỗ mỗi năm vài chục tỷ đồng. Song, theo quy định hiện hành, khoản lãi từ BĐS không thể bù lỗ cho hoạt động khác của doanh nghiệp.

Theo vị này, lãi từ BĐS doanh nghiệp phải nộp thuế không dám chậm một đồng nào. Trong khi khoản lỗ từ các hoạt động khác vẫn nằm ở đó, phải chờ khi nào có lãi mới được bù trừ. Nhưng nếu sau 3 năm vẫn không có lãi thì doanh nghiệp mất cơ hội bù lỗ. Như vậy là kể cả khi doanh nghiệp có thể làm ăn lỗ mấy năm (trong trường hợp lãi từ BĐS không đủ bù lỗ trong mảng khác) vẫn phải đóng thuế.

Theo ông, quy định này không khuyến khích được các doanh nghiệp BĐS mở rộng đầu tư nên không phù hợp trong bối cảnh hội nhập.

không được bù lỗ từ lãi ngành BĐS
Khoản lãi trong kinh doanh BĐS của doanh nghiệp không
được bù lỗ cho những lĩnh vực khác.  Ảnh: Anh Quân

Trước đó, trong hội nghị đối thoại với Thủ tướng diễn ra cuối tháng 4/2016, Hiệp hội bất động sản Tp.HCM (HoREA) cũng đã có kiến nghị trực tiếp về vấn đề trên. Cụ thể, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA cho rằng, theo quy định hiện hành, hầu hết các ngành, nghề đều được Nhà nước cho phép hạch toán bù trừ trong quá trình kinh doanh để xác định lợi nhuận và nghĩa vụ nộp thuế thu nhập doanh nghiệp. Thế nhưng cơ chế này lại không được áp dụng đầy đủ cho các kinh doanh BĐS vì theo quy định, hoạt động này phải được hạch toán riêng. Tức là doanh nghiệp được lấy lợi nhuận trong hoạt động ở các lĩnh vực khác để bù trừ cho kinh doanh BĐS bị thua lỗ nhưng không được làm ngược lại.

Theo ông Châu, đây là quy định bất hợp lý và không còn phù hợp với tinh thần đổi mới khi xây dựng Luật Đầu tư 2014 là doanh nghiệp được quyền thực hiện hoạt động đầu tư, kinh doanh trong các ngành, nghề mà pháp luật không cấm, vì vậy cần bãi bỏ quy định này; phải cho phép được bù trừ lỗ của các hoạt động sản xuất, kinh doanh khác với lợi nhuận từ kinh doanh BĐS để phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết.

Chính sách nêu trên có hiệu lực từ 2004 khi cơ quan thuế cho rằng BĐS là ngành siêu lợi nhuận, hơn nữa lo ngại doanh nghiệp địa ốc sẽ tìm cách giảm lãi, khiến mất nguồn thu. Song, ông Nguyễn Văn Đực, Phó giám đốc Công ty Địa ốc Đất Lành đánh giá, lý lẽ này chỉ phù hợp trong bối cảnh doanh nghiệp BĐS ăn nên làm ra. Còn thực tế mấy năm vừa qua, rất nhiều đơn vị “sống dở chết dở” khi đầu tư vào lĩnh vực này.

Ông Đực cho rằng, ngành BĐS mà siêu lợi nhuận thì đã không có câu chuyện phá sản, đóng cửa doanh nghiệp kỷ lục như trong mấy năm trước khi thị trường khủng hoảng. Do đó, theo chuyên gia này, chính sách không cho lĩnh vực BĐS được bù lỗ cho hoạt động khác đến nay không còn phù hợp.

Tương tự, ông Nguyễn Thế Điệp, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Reenco Sông Hồng cũng thừa nhận rằng, đây là một trong những quy định bất hợp lý đã kéo dài từ nhiều năm nay khiến doanh nghiệp BĐS chịu rất nhiều thiệt thòi.

Ông Điệp lý giải, tại sao chỉ riêng lĩnh vực BĐS bị áp dụng chính sách đó, trong khi họ cũng phải bỏ vốn, bỏ chi phí và đau đầu tính toán các phương án kinh doanh. Hơn nữa, đây cũng không phải lĩnh vực được xét trong nhóm ngành nghề gì đặc biệt, vì vậy nên được áp dụng chính sách bình đẳng hơn.

Đồng tình với quan điểm này, Phó giám đốc Công ty Địa ốc Đất Lành cho rằng, theo luật định thì lĩnh vực BĐS cũng không phải lĩnh vực hạn chế đầu tư, kinh doanh. Hầu hết các doanh nghiệp hiện nay đều tham gia đầu tư đa ngành, chẳng hạn như Tập đoàn Mai Linh, Hoàng Anh Gia Lai, Quốc Cường Gia Lai, PetroLand, Nhà Thủ Đức (Thuduc House),… Đó cũng là quy luật trong nền kinh tế thị trường.

Vị này cho biết, doanh nghiệp kinh doanh một ngành hay đa ngành nghề đều đầu tư từ nguồn vốn của họ thì phải được quyền cân đối thu chi, cân đối tài sản, chảy từ chỗ cao sang chỗ thấp như một chiếc bình thông nhau vậy. Ngoại trừ với những ngành nghề đặc biệt như kinh doanh đa cấp chẳng hạn, chứ trong ngành BĐS, nhiều doanh nghiệp cũng lỗ đến mức phá sản. Cơ quan quản lý nên nhìn nhận một cách khách quan để có những chính sách công bằng hơn đối với doanh nghiệp BĐS.

Theo ông Nguyễn Hải Nam, Văn phòng Luật sư Trí Việt, hiện nay trong khu vực chỉ có ở Việt Nam và Malaysia vẫn chưa cho phép bù trừ lãi, lỗ của các hoạt động kinh doanh với nhau. Còn các nước khác như Singapore, Thái Lan, Trung Quốc… luật thuế đều quy định lãi, lỗ của các hoạt động kinh doanh và chuyển nhượng BĐS được bù trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.

Nguồn: batdongsan.com.vn
zalo