Hoài Đức (Hà Nội): Quy hoạch đang dần vào quy củ

thiết kế web btccorp
thiết kế website btccorp
công ty thiết kế web btccorp

Hoài Đức (Hà Nội): Quy hoạch đang dần vào quy củ

  • 25/10/2020
  • 125

Sau thời gian những cơn sốt đất ngoại thành khiến không ít nhà trở nên giàu nhanh chóng, một bộ phận người nông dân đã tự thích nghi với cuộc sống và họ đã và đang tìm cho mình những lối đi riêng, để có cuộc sống ổn định.

Hoài Đức (Hà Nội): Quy hoạch đang dần vào quy củ | ảnh 1

Bất ổn ban đầu

Chủ tịch UBND xã Di Trạch Phạm Văn Mạnh cho hay, xã có gần 200ha đất nông nghiệp, đến nay đã thu hồi tới 120ha. Những năm 2007-2009, các dự án đô thị sầm sập triển khai, công tác GPMB rầm rộ nhất trên địa bàn xã. Với trên 70% số hộ trong xã có liên quan tới GPMB, trên 1.000 hộ mất 100% đất nông nghiệp. Hậu thu hồi đất, dân các thôn có diện tích đất thu hồi nhiều, cuộc sống bên ngoài có vẻ khá giả hơn các hộ chưa thuộc diện thu hồi đất với nhà cửa khang trang, xe máy đắt tiền song cuộc sống lại không ổn định bằng các hộ vẫn còn đất nông nghiệp.

Giữ tiền đã khó, tiêu tiền một cách hiệu quả lại càng khó hơn. Có lắm chuyện bi hài khi nhiều "tỷ phú" ngày ngày bán sức ở các chợ lao động trong nội thành, chạy xe ôm hoặc sa vào cờ bạc, ma túy… gây bất ổn xã hội. Giải quyết triệt để câu chuyện xã hội này không còn cách nào khác là phải để người nông dân tự quản lý tốt nguồn vốn của mình - ông Mạnh khẳng định. Mặt khác, việc khớp nối hạ tầng của cả 6/6 thôn với các khu đô thị, giao thông xung quanh chưa thực hiện được. Trong thời gian tới, nếu hạ tầng không được khớp nối tốt, nhất là ở khâu thoát nước, nguy cơ úng ngập trong mùa mưa bão sẽ hiện hữu…

Thay đổi để thích ứng

Cuộc sống hậu thu hồi đất không dễ dàng, không ít người đã lường trước được khó khăn, chủ động tìm việc để làm, đàn ông thì chạy xe ôm, làm xây dựng, mở cửa hàng kinh doanh, phụ nữ chạy chợ buôn rau quả… Một số khác đã có hướng đầu tư cho con em chuyển đổi ngành nghề, dần ổn định cuộc sống. Nhiều người, từ kinh nghiệm của nghề nông đã trở thành ông chủ vườn cây cảnh có giá trị; chủ những trại chăn nuôi, trồng cây ăn quả giá trị cao. Giờ về Di Trạch, gọi đây là làng buôn hoa quả lớn ven đô cũng đúng, gọi nơi này là làng xây nhà trọ cho thuê cũng chẳng sai và đây còn là làng của quả ổi trên đất hai lúa.

Trong khi cây ổi bén duyên với nhiều vùng đất bãi thì nhờ vào sự cần cù, chịu thương, tiếc đất của các hộ nông dân mà hầu hết số diện tích đất hai lúa còn lại bị xen kẹt, nằm liền kề với các khu đô thị, khu công nghiệp đã được chuyển sang trồng ổi. Chủ tịch UBND xã Phạm Văn Mạnh phân trần, theo đúng quy định, toàn bộ diện tích đất nông nghiệp của xã đều đã nằm trong vùng quy hoạch phát triển giao thông, đô thị, bà con không thể chuyển đổi sang trồng cây khác. Tuy vậy, nếu cấy lúa, do tiêu thoát nước kém nên bà con đã chuyển gần hết sang trồng ổi, cho giá trị tới vài chục triệu đồng/sào. Các hộ tự dồn đổi hoặc cho nhau thuê, nên nhiều hộ có điều kiện đầu tư trồng vài mẫu ổi. Đặc biệt, thôn Dền là một trong những thôn có diện tích đất nông nghiệp ít bị thu hồi nhất xã, hiện vẫn còn trên 70%.

Ở đây đã hình thành 2 nhóm, nông dân trồng ổi và những người chuyên thu mua, buôn bán trong nội thành. Ngoài vụ ổi chính, thu nhập lớn nhất của các hộ trồng ổi là ổi trái vụ. Gia đình anh Nguyễn Văn Hùng trồng 3 mẫu ổi từ nhiều năm nay cho hay, có kỹ thuật, có thị trường nên việc trồng ổi thực sự dễ dàng với nông dân Di Trạch. Giàu "tiền tấn, tiền tỷ" một lúc như các hộ có tiền đền bù GPMB hoặc bán đất dịch vụ đem so với từ trồng ổi thì không thể, nhưng được cái trồng ổi thu nhập ổn định, cuộc sống khấm khá - anh Hùng chia sẻ.

Bên cạnh số hộ trồng ổi đạt hiệu quả, năng suất cao, một bộ phận đã nhạy bén chuyển sang trồng cây cảnh, nâng cao hiệu quả kinh tế. Xã đã thành lập Chi hội Cây cảnh với gần 50 hội viên. Chủ tịch Hội Nông dân xã Di Trạch cho biết, nghề trồng cây cảnh đã có ở đất này từ khoảng 10 năm trước nhưng chỉ có một số hộ nhỏ lẻ làm. Từ năm 2010 đến nay, đất nông nghiệp ngày càng ít, trước nhu cầu bức thiết về việc làm nên nghề này mới phát triển mạnh. Trồng cây cảnh có lợi thế là có thể tận dụng đất vườn, bãi để làm. Hơn nữa, nghề cây cảnh thích hợp với lao động trung niên, đối tượng rất khó tìm được việc làm trong các khu công nghiệp.

Tuy mới phát triển nhưng nghề cây cảnh đã mang lại kết quả khả quan. Đến nay, hội viên Chi hội Cây cảnh xã Di Trạch đã đạt doanh thu vài tỷ đồng. Nhiều hộ đã vươn lên làm giàu từ cây cảnh như hộ anh Phạm Văn Mạnh (thôn Dậu), hộ anh Hoàng Văn Quyết (thôn Dền)… có vườn cây cảnh trị giá hàng chục tỷ đồng. Một số hộ khác lại tận dụng diện tích xây nhà trọ cho thuê. Hiện nay, toàn xã Di Trạch có trên 1.000 phòng trọ cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn với trên 3.000 người thuê. Nhờ đó các dịch vụ đi kèm như buôn bán tạp hóa, thực phẩm… cũng khá phát triển.

(Theo HNM)

Nguồn: batdongsan.com.vn
zalo