Mạo hiểm khi mua đất theo tin đồn

thiết kế web btccorp
thiết kế website btccorp
công ty thiết kế web btccorp

Mạo hiểm khi mua đất theo tin đồn

  • 27/10/2020
  • 104
Sự biến động của giá đất đã ảnh hưởng lớn đến tâm lý, cuộc sống sinh hoạt của người dân vùng ngoại thành Hà Nội. Vậy thực chất cơn sốt đất ở đây là gì? Người dân nên làm gì trước sự thay đổi lớn của thị trường nhạy cảm này?

Ông Nguyễn Trọng Đạt, Trưởng Phòng Quản lý đô thị huyện Sóc Sơn so sánh với cơn sốt đất Ba Vì trước đây. Ông cho rằng, nguyên nhân đẩy cơn sốt đất lên cao được bắt nguồn từ thông tin di chuyển các trường đại học, bệnh viện về khu vực xã Đông Xuân, Đức Hòa. Tuy nhiên, ông Đạt khẳng định: "Hiện nay Hà Nội chưa được phê duyệt quy hoạch nên Sóc Sơn cũng chưa có quy hoạch chi tiết. Nhà đầu tư tìm mua đất theo tin đồn là rất mạo hiểm".

Mua đất theo "tâm lý đám đông"

Cuối năm 2010, đầu năm 2011, các xã Đông Hội, Xuân Canh, Vĩnh Ngọc… của huyện Đông Anh và nhiều xã của huyện Sóc Sơn trở nên sôi động bất thường với các giao dịch mua bán đất. Người từ nội thành đổ xô ra tìm đất, người địa phương có tiền cũng cố ôm một số lô đất.

Nhu cầu mua đất cao nhưng quỹ đất thì có hạn nên tại thời điểm này, để mua được một mảnh đất chính chủ sở hữu lâu đời tại địa phương là rất khó. Hầu hết những mảnh đất đẹp đã mua đi bán lại nhiều lần. Giá đất nhiều khu vực ở Đông Anh từ cuối năm 2010 cho tới tháng 3/2011 đã tăng vọt lên tới gần gấp đôi.

Có mảnh đất trước Tết giữ mức giá 12 triệu đồng/m2 thì tới tháng 2, tháng 3 đã tăng lên tới 22, thậm chí xấp xỉ ngưỡng 30 triệu đồng/m2. Tại mặt đường làng thuộc xã Đông Hội, giá đất vào khoảng tháng 12/2010 được giao dịch với giá khoảng 28 triệu đồng/m2. Nhưng chỉ tới tháng 3/2011, mức giá đã được đẩy lên tới 40 triệu đồng/m2. Xã Vĩnh Ngọc, nơi có con đường dẫn tới cầu Nhật Tân hiện đang được rao bán mức giá đất cao nhất của huyện Đông Anh. Những mảnh đất mặt đường được thông tin có giá 60-70 triệu đồng/m2. Đất trong làng cũng được đưa mức giá 35 - 40 triệu đồng/m2.

Ở Đông Anh, thực chất cơn sốt đất đã diễn ra từ năm 2010 khi cây cầu Đông Trù và cầu Nhật Tân được đẩy mạnh tiến độ xây dựng. Nhưng ở Sóc Sơn, đây mới là thời điểm cơn sốt đất lên tới đỉnh điểm. Khu vực Núi Đôi của Sóc Sơn nằm khuất sâu phía trong quốc lộ 3, đất dưới chân núi cũng được rao bán tới mức trên 30 triệu/m2. Các xã Đông Xuân, Đức Hòa (địa điểm dự kiến di dời các trường đại học) cũng có nhiều người tìm về mua đất.

Mạo hiểm khi mua đất theo tin đồn | ảnh 1
Các cây cầu bắc qua sông Hồng, sông Đuống đang xây dựng, góp phần “hâm nóng” giá đất Đông Anh.

Chưa bao giờ, lượng giao dịch nhà đất trên địa bàn huyện Sóc Sơn lại sôi động như tháng 3 vừa qua. Theo thống kê của Bộ phận giải quyết thủ tục hành chính, UBND huyện Sóc Sơn, lượng giao dịch nhà đất trong tháng 3/2011 tăng đột biến. Cụ thể, số hồ sơ làm thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong tháng 1/2011 là 306 hồ sơ, tháng 2/2011 là 133 hồ sơ thì đến tháng 3/2011 con số này cao ngất ngưởng tới 773 hồ sơ.

Trong khi trước đó, tháng 12 năm 2010 đã được coi là con số kỷ lục với số hồ sơ chuyển nhượng lên tới 506 hồ sơ. Điều đó cho thấy, việc mua bán, chuyển nhượng đất đai là có trên thực tế. Tuy nhiên, mức giá giao dịch có đúng như lời đồn thổi hay không lại là một vấn đề khác.

Thông tin đồn thổi chưa đúng giá trị thực tế

Ông Nguyễn Trọng Đạt, Trưởng Phòng Quản lý đô thị huyện Sóc Sơn so sánh với cơn sốt đất Ba Vì trước đây. Ông cho rằng, nguyên nhân đẩy cơn sốt đất lên cao được bắt nguồn từ thông tin di chuyển các trường đại học, bệnh viện về khu vực xã Đông Xuân, Đức Hòa. Tuy nhiên, ông Đạt khẳng định: "Đó mới là dự kiến, có thể thay đổi. Về danh chính ngôn thuận, đến nay tôi chưa có một văn bản nào khẳng định vị trí xây dựng trường đại học, bệnh viện như dư luận đang đồn thổi. Bởi hiện nay Hà Nội chưa được phê duyệt quy hoạch nên Sóc Sơn cũng chưa có quy hoạch chi tiết. Nhiều nhà đầu tư đang tìm mua đất theo tin đồn là rất mạo hiểm".

Mạo hiểm khi mua đất theo tin đồn | ảnh 2
Nhà quản lý khuyên người dân nên mua đất theo dự án đấu giá quyền sử dụng đất.

Ông Nguyễn Trọng Đạt, Trưởng phòng Quản lý đô thị huyện Sóc Sơn, Hà Nội: Huyện Sóc Sơn hiện có hệ thống giao thông chính khá thuận lợi như quốc lộ 3, tuyến đường sắt Hà Nội - Thái Nguyên, quốc lộ 18 đi Bắc Ninh, nối với sân bay Nội Bài đi Lào Cai, quốc lộ 3 mới đi cầu Nhật Tân…

Trên địa bàn huyện hiện đang thực hiện nhiều dự án như: Dự án 274ha nghỉ ngơi cuối tuần và sân golf ở xã Phù Linh, Hồng Kỳ; khu bảo tồn đền Sóc; khu công nghiệp tập trung và cụm công nghiệp tập trung 203ha; cụm công nghiệp vừa và nhỏ ở xã Mai Đình, cụm công nghiệp Minh Trí, Tân Dân khoảng 300ha; khu đô thị Nỉ - Hồng Kỳ khoảng 200ha...

Người dân tìm mua đất ở các nơi đang triển khai dự án, bám vào các tuyến đường đang làm với giá cao hơn năm ngoái là hợp lý. Tuy nhiên, mức giá ở các nơi khác, khi chưa có dự án nào triển khai mà cũng tăng lên ngất ngưởng lại là điều vô lý.

Ông Đạt ví dụ: "Cuối năm 2010, huyện tổ chức đấu giá 13 ha đất ở xã Tiên Dược, mức trả cao nhất cũng chỉ tới 28 triệu đồng/m2, trong khi giá sàn chỉ có 8 triệu, 10 triệu và 14 triệu đồng/m2 3 vị trí khác nhau. Ở trung tâm huyện đấu giá được 30 triệu - 40 triệu đồng/m2 đã là quý lắm rồi chứ chưa nói đến các khu vực khác. Bởi thế, thông tin đồn thổi ở khu vực Núi Đôi (nằm sâu so với quốc lộ 3 là 2km) lên tới hơn 30 triệu đồng/m2 là không đúng với giá trị thực tế".

Ông Nguyễn Đăng Nam, Phó Phòng Quản lý đô thị huyện Đông Anh, Hà Nội cho rằng, 3 cây cầu từ nội thành, vượt sông Hồng, sông Đuống "đua" sang Đông Anh đang từng bước chuyển động là cái cớ đầu tiên để giá đất tăng vọt ở một số xã có liên quan như Đông Hội, Xuân Canh, Vĩnh Ngọc…

Bên cạnh đó, Đông Anh đang hình thành các khu đô thị mới như khu đô thị mới Nam Hồng, Đại Mạch, các khu đô thị phục vụ tái định cư, đấu giá ở xã Xuân Canh, Vĩnh Ngọc, Đông Hội, những dự án thành phần của các khu đô thị… Các dự án đường giao thông cũng đang tiến hành như dự án quốc lộ 5 kéo dài, Dự án quốc lộ 3 mới phía Đông huyện Đông Anh từ Bắc Ninh đi qua các xã Dục Tú, Vân Hà, Thụy Lâm lên Thái Nguyên.

Đất đai là thứ hàng hóa đặc biệt chịu ảnh hưởng của quy hoạch. Khi có quy hoạch thì đất tăng giá. Nhưng, người dân cần thận trọng khi tiến hành giao dịch mua bán đất ở những khu vực này. Bởi khi quy hoạch thủ đô chưa được phê duyệt, mọi thông tin mới chỉ là dự kiến thì việc đầu tư một khoản tiền lớn cho bất động sản là mạo hiểm. Nếu không tỉnh táo, nhiều nhà đầu tư, thậm chí là cả người dân kinh doanh nhỏ lẻ cũng sẽ rơi vào "bẫy" sốt đất như kiểu Ba Vì thời gian trước.

"Đã từng có hiện tượng thổi giá". Thời điểm cuối năm 2010 có hiện tượng thổi giá để trục lợi, gây nên cơn sốt đất. Nhiều người dân bán hớ, nhưng cũng có nhiều người mua giá đắt theo tâm lý "đám đông". Nhưng sang năm 2011, giá đất tại khu vực Đông Anh ổn định hơn do người mua và bán đã cân nhắc, tìm hiểu kỹ lưỡng trước khi mua. Để tránh xảy ra rủi ro khi thực hiện mua bán đất, người dân không nên mua bán trao tay mà phải đến văn phòng công chứng, đến UBND huyện làm thủ tục chuyển nhượng.

Ông Nguyễn Đăng Nam, Phó trưởng Phòng Quản lý đô thị huyện Đông Anh, Hà Nội

"Người dân nên mua đất ở các dự án đấu giá". Người dân có nhu cầu thực nên tập trung vào các dự án đấu giá quyền sử dụng đất do huyện triển khai. Nếu mua đất ở khu vực ngoài dự án đấu giá thì phải xem xét kỹ để tránh rủi ro.

Đối với khu vực quy hoạch chính thức thì nhà đầu tư có thể xem xét để đầu tư xây dựng. Còn đối với những khu vực khác thì cần chờ phê duyệt chính thức để xin đầu tư làm dự án.

Ông Nguyễn Trọng Đạt, Trưởng Phòng Quản lý đô thị huyện Sóc Sơn, Hà Nội

(Theo CAND)


Nguồn: batdongsan.com.vn
zalo