Năm 2015, chi 7,3 tỷ USD nhập khẩu sắt thép

thiết kế web btccorp
thiết kế website btccorp
công ty thiết kế web btccorp

Năm 2015, chi 7,3 tỷ USD nhập khẩu sắt thép

  • 17/08/2020
  • 108

Sắt thép các loại nhập khẩu vào Việt Nam trong năm 2015 có xuất xứ chủ yếu từ Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, trong đó, sắt thép từ Trung Quốc chiếm hơn 50% tổng lượng sắt thép mà Việt Nam nhập khẩu trong cả năm qua.

Bên cạnh đó, xu hướng giảm giá thép nhập khẩu cũng thấy rõ khi lượng sắt thép nhập khẩu vào Việt Nam năm 2015 tăng đến hơn 28% so với năm ngoái, tuy nhiên giá trị nhập khẩu đã giảm hơn 500 triệu USD so với năm trước.

Tình trạng sắt thép nhập khẩu tràn vào thị trường nội địa với giá thấp đã gây ra rất nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp thép trong nước.

Săt thép
Lượng thép nhập khẩu tháng 12/2015 đạt hơn 1,25 triệu tấn đã nâng tổng
lượng thép nhập khẩu của năm 2015 ước đạt khoảng 15,098 triệu tấn

Vừa qua, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ký Quyết định số 14296/QĐ-BCT về việc điều tra áp dụng biện pháp tự vệ đối với sản phẩm phôi thép và thép dài nhập khẩu vào nước ta, do yêu cầu áp dụng tự vệ của 4 doanh nghiệp Việt Nam gồm Công ty CP thép Hòa Phát, Công ty CO Gang thép Thái Nguyên, Công ty TNHH MTV Thép Miền Nam và Công ty CP Thép Việt Ý.

Trong hồ sơ, phía nguyên đơn đề nghị Bộ Công Thương áp mức thuế tự vệ tạm thời 33% đối với sản phẩm thép dài sản xuất từ phôi thép nhập khẩu không phân biệt nước xuất khẩu và 45% đối với phôi thép trong thời gian 200 ngày để tháo gỡ khó khăn cho nguyên đơn và đảm bảo khả năng cạnh tranh của sản phẩm thép dài và phôi thép sản xuất trong nước.

Bên nộp hồ sơ cung cấp cho hay, lượng phôi thép nhập khẩu vào thị trường Việt Nam tăng nhanh vào năm 2014 và 2015. Cụ thể, lượng phôi thép nhập khẩu vào Việt Nam trong năm 2014 trên 588.000 tấn, ước tính trong năm 2015 là trên 1,5 triệu tấn. Trong khi đó, lượng thép dài nhập khẩu vào Việt Nam trong năm 2014 đạt gần 830.000 tấn, ước đạt trên 1,2 triệu tấn.

Theo thông tin trong hồ sơ, trong năm 2015, lượng bán hàng nội địa sản phẩm phôi thép của ngành sản xuất trong nước tăng từ 5-10%, trong khi lượng hàng hoá nhập khẩu tăng từ 150-160% trong cùng kỳ.

Những doanh nghiệp nộp hồ sơ cho rằng, điều này đã làm suy giảm nghiêm trọng thị phần của ngành sản xuất phôi thép trong nước, gây ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh và lợi nhuận,….

Nguồn: batdongsan.com.vn
zalo