Những dự án “tầm vóc thế kỷ” 10 năm lận đận

thiết kế web btccorp
thiết kế website btccorp
công ty thiết kế web btccorp

Những dự án “tầm vóc thế kỷ” 10 năm lận đận

  • 26/10/2020
  • 116
Petrovietnam Landmark
Lận đận gần 10 năm, Petrovietnam Landmark mang lại nhiều "dấu ấn buồn"
cho khách hàng. Ảnh: Việt Dũng

10 năm lận đận...

Dự án Tháp thiên niên kỷ Hà Tây (hay còn được biết đến với tên gọi Hatay Millenium) do Công ty TSQ Việt Nam làm chủ đầu tư là một trong các dự án được công bố rầm rộ với quy mô lớn, nhưng cả thập kỷ vẫn "nằm trên giấy".

Hatay Millenium tọa lạc tại vị trí đắc địa, 2 mặt tiền đường Trần Phú và Quang Trung (phường Yết Kiêu, quận Hà Đông, Hà Nội), đối diện Bưu điện Hà Đông. Công trình dự kiến khởi công vào tháng 7/2008 và hoàn thành vào quý IV/2010 để chào mừng Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long, Hà Nội.

Theo quy hoạch chi tiết được UBND tỉnh Hà Tây (cũ) phê duyệt, dự án có tổng vốn đầu tư 29,2 triệu USD, với quy mô 29 tầng. Nhưng sau đó chủ đầu tư xin điều chỉnh quy mô dự án với 2 tòa tháp cao 45 tầng và 4 tầng hầm, nâng vốn đầu tư lên 50 triệu USD, với nhiều tiện ích và thiết kế độc đáo, nhằm tạo ra một biểu tượng mới cho Hà Đông.

Đặc biệt trong khuôn viên của tòa tháp, chủ đầu tư còn có kế hoạch dành hẳn một khu trưng bày các sản phẩm lụa của làng Vạn Phúc. Nhưng cho đến nay đã gần 10 năm, dự án vẫn "nằm trên giấy".

dự án Hatay Millennium treo 10 năm
Sau 10 năm, dự án Hatay Millennium chỉ nổi bật với tấm biển quảng cáo

Trong khi đó, để có quỹ đất phát triển dự án này, 21 hộ dân đã phải di dời. Vì vậy, việc khu đất vàng giữa trung tâm quận Hà Đông bị bỏ hoang gần chục năm nay khiến nhiều người dân bức xúc, đặc biệt là khi phường Yết Kiêu vẫn đang loay hoay tìm đất để xây dựng trường cấp 2 cho học sinh.

Đầu năm 2012, cơ quan chức năng của TP. Hà Nội đã về kiểm tra tiến độ các dự án trọng điểm trên địa bàn quận Hà Đông, trong đó có Dự án Tháp thiên niên kỷ, nhưng sau đó dự án này vẫn không có động tĩnh triển khai, hay bị thu hồi.

Giữa tháng 7/2016, ông Đỗ Quân, Tổng giám đốc TSQ Việt Nam từng cho biết, doanh nghiệp sẽ gấp rút tiến hành tái khởi động dự án này vào quý IV/2016, song tới nay, khu đất triển khai dự án vẫn đang bị bỏ hoang.

Một dự án với tên gọi mang tầm thế kỷ khác - Times Square Hà Nội (Mỹ Đình, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) do Thăng Long Property làm chủ đầu tư với tổng vốn đầu tư 50 triệu USD cũng có số phận tương tự. Thăng Long Property (liên doanh giữa VinaCapital và Thăng Long GTC) có vốn điều lệ 15 triệu USD, trong đó Thăng Long GTC nắm 35% (tại thời điểm 30/9/2014), góp bằng giá trị quyền sử dụng đất 4ha trong 17 năm kể từ khi cấp giấy chứng nhận đầu tư (1,6 triệu USD), còn lại góp bằng tiền mặt; VinaCapital nắm 65%.

Summit Sơn Trà tại Đà Nẵng
Summit Sơn Trà tại Đà Nẵng trở thành dự án “đỉnh cao” về chậm tiến độ

Theo giới thiệu của chủ đầu tư, Summit Sơn Trà bao gồm một cụm tháp văn phòng hạng A có tổng diện tích sàn 20.000m2, một khách sạn 5 sao với 300 phòng và khu trung tâm bán lẻ cao cấp. Được khởi công xây dựng từ 18/12/2008, dự án dự kiến hoàn thành vào quý IV/2011. Times Square Hanoi sau khi hoàn thành sẽ là một khu phức hợp đa chức năng nổi bật tại Mỹ Đình. Tuy nhiên, gần 10 năm trôi qua, toàn bộ khu phức hợp đa chức năng vẫn chỉ là những "kế hoạch trong mơ".

Đến tháng 5/2017, theo công bố của VinaLand thuộc VinaCapital, quỹ này đã chính thức thoái vốn toàn bộ tại Thăng Long Property cho Công ty Elite Capital Resources Limited và thu về 41 triệu USD (tương đương 930 tỷ đồng).

Không chỉ Times Square, VinaLand cũng đã thoái vốn khỏi một dự án có tên gọi với ý nghĩa tầm vóc khác là Vina Square (Tp.HCM) để thu về 41,2 triệu đô. Dự án nằm trên đường Trần Phú, quận 5 (Tp.HCM), quy mô khoảng 3ha, tổng vốn đầu tư 210 triệu USD, được VinaLand đầu tư từ năm 2007. Sau khi hoàn thành, dự án sẽ cung cấp trên 254.557m2 bao gồm 1.186 căn hộ trung - cao cấp, văn phòng cho thuê hạng B và mặt bằng bán lẻ. Nhưng VinaLand đã thoái lui khỏi dự án do kế hoạch triển khai không đạt được như mong muốn.

Khổ sở với các dự án “đỉnh cao - dấu ấn”

Bên cạnh những cái tên rất kêu như Time Square, Thiên niên kỷ, nhiều chủ đầu tư cũng đặt các tên ấn tượng khác cho dự án của mình như Summit (tạm dịch là đỉnh cao) hay Landmark (dấu ấn). Nhiều khách hàng đã bị ấn tượng bởi các tên gọi này khi quyết định xuống tiền mua nhà. Đúng là các dự án này đã tạo dấu ấn cho thị trường và khách hàng, nhưng theo một cách khác mà khách hàng không mong muốn.

VinaCapital
VinaCapital thoái vốn khỏi Dự án Time Square Hà Nội - khu phức hợp 4 ha tại đường Phạm Hùng (Nam Từ Liêm, Hà Nội) sau gần 10 năm đắp chiếu. Ảnh: Dũng Minh

Dự án PetroVietnam Landmark (quận 2, Tp.HCM) do Công ty CP Bất động sản Xây lắp dầu khí (PVC Land) làm chủ đầu tư được giới thiệu là khu tổ hợp cao ốc - thương mại - dịch vụ với tổng diện tích hơn 19.000m2. Dự án có tổng vốn đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng, được khởi công xây dựng vào năm 2010.

Năm 2009 - 2010, dự án có giá bán trung bình 23,8 triệu đồng/m2, nhưng tháng 10/2011, chủ đầu tư đã đại hạ giá xuống còn 15,5 triệu đồng/m2 để có tiền trả nợ ngân hàng, với điều kiện khách hàng nộp 100% giá trị hợp đồng. Nhưng sau khi nhiều khách hàng đã đóng tiền, hàng năm trời vẫn không nhận được nhà do dự án bị đình trệ nhiều năm. Nhiều khách hàng mua dự án này đã liên tục treo bảng đòi nhà, khởi kiện Công ty PVC Land và cầu cứu tới các cơ quan chức năng.

Trong quá trình khách hàng kiện đòi nhà mới phát hiện ra PVCLand bán căn hộ trái luật, thế chấp tài sản, nhưng khi bán cho khách hàng, thu đủ tiền không thực hiện giải chấp.

Khi PVC Land công bố chuẩn bị bàn giao nhà vào cuối tháng 2/2017 thì bất ngờ Tòa án Nhân dân Tp.HCM ra quyết định phong tỏa dự án, mở thủ tục phá sản đối với công ty này, khiến hàng trăm khách hàng rơi vào cảnh lo sợ. Mặc dù sau đó, dự án được dừng phong tỏa nhưng khách hàng vẫn chưa hết hoang mang.

Còn dự án The Summit Sơn Trà (Đà Nẵng) đúng là dự án đỉnh cao, nhưng là "đỉnh cao về chậm tiến độ", khiến người mua nhà khổ sở đi đòi quyền lợi. Khởi công từ tháng 5/2010, dự án The Summit Sơn Trà do Công ty TNHH Meridian Land (Đà Nẵng) làm chủ đầu tư, quy mô 356 căn hộ, tổng vốn đầu tư 17 triệu USD.

Trong quá trình thi công, Công ty TNHH Meridian Land rao bán căn hộ với mức giá khác nhau và cam kết bàn giao nhà từ giữa tháng 11/2012. Nhưng tiến độ dự án triển khai ì ạch, rồi đuối sức và dừng hẳn khi triển khai tới tầng thứ 22 từ năm 2010 đến nay. Hậu quả là 101 khách hàng đã đặt tiền cọc mua nhà tại dự án này rơi vào tình trạng hoang mang. Không chỉ khách hàng, ngân hàng - chủ nợ của dự án cũng đau đầu trong vụ việc này.

Tháng 7/2017, dự án được tái khởi động với tên gọi Sơn Trà Ocean View với chủ đầu tư mới là Công ty TNHH Đất Kinh tuyến Số 1. Tháng 10/2017, dự án hoàn tất vướng mắc về pháp lý khi Cục thi hành án xác nhận chủ đầu tư đã trả xong nợ cho ngân hàng.

Về vướng mắc với 110 khách hàng, chủ đầu tư sau khi nhận được phán quyết của Tòa án nhân dân quận Hải Châu đã thỏa thuận thanh toán cho gần 100 khách hàng có nhu cầu ngừng giao dịch, các khách hàng còn lại có thể chọn phương án tiếp tục duy trì hợp đồng đặt mua với chủ đầu tư mới.

Nguồn: batdongsan.com.vn
zalo