Chuyện cán bộ ngoại tỉnh mua nhà Hà Nội: Oan Thị Kính?!

thiết kế web btccorp
thiết kế website btccorp
công ty thiết kế web btccorp

Chuyện cán bộ ngoại tỉnh mua nhà Hà Nội: Oan Thị Kính?!

  • 17/11/2020
  • 99

>> Khách hàng ngoại tỉnh chiếm đến 50% nhu cầu mua nhà Hà Nội

Ơn giời, "thượng đế" đây rồi!

Thời bất động sản nóng như chảo lửa (2006 - 2010) từng đẩy giá trị nhà ở tại Việt Nam lên hàng “cao nhất thế giới” so với mức thu nhập bình quân của người dân. Giá nhà đất tăng cao gấp 100 lần chỉ trong vòng 20 năm, và cao hơn khoảng 25 lần so với thu nhập bình quân hàng năm của người dân… Đây cũng là giai đoạn nhà mua xong đã có ngay lãi. Do đó, lượng doanh nghiệp BĐS cũng mọc lên như nấm, với khoảng 4.000 - 5.000 công ty, nhà đầu cơ/đầu tư chuyên gom hàng, suất ngoại giao; suất ưu tiên/ưu đãi… cũng vì thế mà theo nhau ra đời.

Ngay sau khi cơn sốt đất đi qua, thị trường rơi vào trầm lắng như một quy luật tất yếu của những giá trị vốn chỉ là "ảo". Dù thực tế, nhu cầu của người mua nhà vẫn chưa khi nào hạ nhiệt ở một nơi đất chật người đông với quan niệm “đất có đẻ ra được đâu”. Có một điều may mắn với người mua nhà là, tại thời điểm này, giá BĐS không còn ở trên mây, họ có cơ hội tìm được căn nhà đúng nghĩa với “giá trị thực” của nó. Dù rằng thị trường vẫn không thiếu kẻ đầu tư, kinh doanh theo kiểu ăn xổi, chộp giật, thậm chí lừa đảo mà tấm lưới pháp chế, quy định đủ chỗ cho "lọt". Chưa khi nào người mua nhà lại được săn đón, chào mời, chăm sóc kỹ càng, đúng chất "thượng đế" như giai đoạn 2011-2013 vừa qua. Nói một cách "thời thượng" như hiện nay thì các môi giới, doanh nghiệp gặp được khách hàng là phải "ơn giời, khách hàng đây rồi"!

Nhà Hà Nội
Chuyện các cán bộ ngoại tỉnh ai cũng có nhà ở Hà Nội có đúng như lời đồn? Ảnh: Infonet

Đến nỗi oan của Thị Kính!

Cũng theo bài báo, vị giám đốc của doanh nghiệp BĐS này còn cho rằng, phân khúc nhà mà các khách hàng tỉnh lẻ thường quan tâm có giá từ trên 2 tỷ đồng chứ không phải nhà ở giá trung bình hoặc nhà thu nhập thấp.

Từ thông tin trên, suy luận tiếp theo là những cán bộ công chức (cỡ trưởng phòng cấp sở) ấy họ là ai, lấy đâu ra nhiều tiền thế để mua nhà sang, và nhiều người đi đến ngay kết luận "không cần nghĩ": phải chăng đó là tiền tham nhũng!?

Kết luận đó là hàm hồ? Là oan cho dân ngoại tỉnh quá? Thực tế có lẽ cũng không phải hiếm những con "sâu" thật, nhưng “nồi canh” giao dịch BĐS khó có quá nhiều "sâu" như người ta tưởng. Cứ tính sơ sơ các tỉnh phía Bắc, mỗi tỉnh cũng có cả ngàn DN tư nhân, cả vạn hộ dân buôn bán. Trong số này, không ít người quyết định xuống tiền mua nhà thủ đô cho con cái học hành, cho công việc làm ăn… Do đó, việc “vơ đũa cả nắm” rồi đánh đồng những ai có tiền mua nhà cũng là tiền tham nhũng thì có khác gì một vị lãnh đạo Hà Nội phát biểu “đa phần nhân dân ủng hộ chặt cây!?”.

PV viết bài này có chị bạn sinh sống ở Phủ Lý, Hà Nam, kinh tế khá giả và có cô con gái hiện đang học năm 3 Đại học Luật Hà Nội vẫn đang đi thuê nhà. PV mới thắc mắc, chị đâu thiếu tiền, sao không mua một căn nhà, tạm thời cho con ở, lâu dài có thể đầu tư vì hiện tại giá nhà cũng khá hợp lý. Chị ấy trả lời ngay: Giờ mang tiền ra mua nhà sẽ bị mang tiếng dùng tiền tham nhũng!?

Một thực tế nữa là, những người tính đến chuyện mua nhà thủ đô đương nhiên phải có… điều kiện, tài chính dư dả. Họ quan tâm đến nhà giá từ 2 tỷ đồng đổ lên cũng không có gì lạ. Bởi lẽ, khi ở tỉnh, với điều kiện sẵn có, hầu như họ đều ở nhà thổ cư, không lẽ ra Thủ đô "chui" vào nhà dành cho người thu nhập thấp hoặc “nhà tái định cư”? Mà với điều kiện như thế, họ đâu phải là đối tượng của loại nhà này?

Một điều cũng đáng để ý nữa là có thể vị giám đốc trên đã nhận định trong lúc... vui miệng. Bởi lẽ, để có được một con số chung tổng kết về phân khúc khách hàng trên toàn thị trường BĐS hiện nay đâu có dễ. Ngay cả giữa các chủ đầu tư với nhau cũng rất hạn chế việc chia sẻ thông tin khách hàng. Giả sử con số này được tổng kết từ hoạt động kinh doanh của công ty vị giám đốc này thì lại càng không có cơ sở để đưa ra kết luận: 50% thanh khoản nhà đất thủ đô được "giải quyết" bởi người ngoại tỉnh…

Do đó, không nên và không thể đánh đồng việc mua nhà của dân ngoại tỉnh với câu chuyện dùng tiền tham nhũng mua nhà của một vài vị quan chức nào đó. Vì việc xác định nguồn tiền của đối tượng - cán bộ công chức mua nhà thủ đô- thuộc về cơ quan của đối tượng đó (quy chế công khai tài sản). Số liệu đưa ra như trường hợp này rất dễ bị dư luận “chế biến” hay “gia giảm” thành một vài câu chuyện không có lợi cho thị trường BĐS vốn đang rất cần sự minh bạch thông tin như hiện nay.

Nguồn: batdongsan.com.vn
zalo