Xây sân bay Long Thành tốn thêm 220 triệu USD để thu hồi đất một lần

thiết kế web btccorp
thiết kế website btccorp
công ty thiết kế web btccorp

Xây sân bay Long Thành tốn thêm 220 triệu USD để thu hồi đất một lần

  • 16/11/2020
  • 86

Đó chính là nội dung mới nhất mà Uỷ ban Thường vụ Quốc hội trình lên Quốc hội kỳ họp này trong lần thẩm tra báo cáo đầu tư Dự án Cảng hàng không Quốc tế Long Thành.

Tại báo cáo này, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã nêu rõ, đối với phương án huy động vốn, tổng mức đầu tư, hình thức đầu tư và phân kỳ đầu tư của dự án có nhiều ý kiến của các đại biểu băn khoăn đối với tính khả thi bởi phương án huy động vốn của Chính phủ chưa thuyết phục.

Có ý kiến cho biết, suất đầu tư của dự án này cao hơn so với suất đầu tư trung bình của những cảng hàng không quốc tế ở các nước trong khu vực. Bên cạnh đó, cũng có ý kiến đề nghị cần làm rõ hình thức đầu tư và phân kỳ đầu tư.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nêu cụ thể, theo Báo cáo đầu tư, tổng mức đầu tư được tính toán tại bước tiền khả thi giai đoạn 1 của dự án sân bay mà Chính phủ trình lên Quốc hội ban đầu là 7,8 triệu USD (trong đó, chi phí tư vấn là 492 triệu USD, chi phí xây dựng là 4,9 triệu USD, các loại thuế là 890 triệu USD, kinh phí dự phòng là 540 USD, việc thu hồi đất, đền bù và tái định cư dự kiến ngốn gần 990 triệu USD).

Sau khi tiến hành rà soát lại mức đầu tư và đơn giá, phân kỳ đầu tư, báo cáo đầu tư của Chính phủ trình Quốc hội xem xét lần này đã có sự điều chỉnh. Theo đó, tổng mức đầu tư giai đoạn 1 của dự án này giảm từ 7,8 tỷ USD xuống còn 5,23 tỷ USD (giảm 2,6 triệu USD).

dự án sân bay
Để nhường đất cho dự án, hơn 4.500 hộ dân với khoảng 14.900 nhân khẩu
ở Long Thành cần phải di dời

Một nguyên nhân quan trọng khiến số vốn giảm mạnh là do Chính phủ đề xuất điều chỉnh phạm vi thu hồi đất, quy mô, đền bù và tái định cư giảm từ mức 5.000 ha xuống còn 2.750 ha (trừ đất cho quốc phòng 1.050 ha, đất cho hạng mục phụ trợ và công nghiệp hàng không, những công trình thương mại khác 1.200 ha). Chi phí sau khi đã điều chỉnh cho hoạt động thu hồi đất giảm từ 535 triệu USD (từ 990 triệu USD xuống còn 454 triệu USD).

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng ý những điều chỉnh khác như giảm chi phí tư vấn; bỏ ra ngoài những hạng mục đầu tư theo phương thức xã hội hoá; chỉ đầu tư 1 đường cất hạ cánh cho giai đoạn 1 mà không xây dựng ngay 2 đường cất hạ cánh song song... Tuy nhiên, Ủy ban Thường vụ Quốc hội không nhất trí với hướng chia nhỏ việc thu hồi đất thành từng giai đoạn.

Theo đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị vẫn triển khai thu hồi đất một lần tất cả 5.000 ha cho toàn bộ những giai đoạn của dự án. Cụ thể, dự án có tổng mức đầu tư giai đoạn 1 là 5,45 tỷ USD, so với phương án thu hồi 2.750 ha, tăng khoảng 220 triệu USD.

Đối với phương án thu hồi đất một lần, cơ cấu vốn đầu tư được xác định như sau: vốn ODA gần 1,4 tỷ USD, vốn ngân sách Nhà nước xấp xỉ 798 triệu USD và vốn huy động ngoài ngân sách Nhà nước là 3,3 tỷ USD.

Với đề nghị thu hồi đất một lần, Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải thích rằng, bên cạnh nhu cầu đất trực tiếp sử dụng cho dự án, nhu cầu đất dành cho xây dựng ga hàng hóa, dành cho quốc phòng, trung tâm điều hành của hãng hàng không, khu bảo trì tàu bay... cũng rất cần thiết. Vì thế, không nên tách rời dự án và cần phải được thu hồi một lần nhằm hạn chế việc tăng kinh phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho các lần thu hồi sau.

Bên cạnh đó, do đã công bố quy hoạch nhiều năm nay nên việc sử dụng đất của người dân sống trong vùng dự án đã bị hạn chế. Hiện tại, lãnh đạo tỉnh Đồng Nai và người dân ở trong vùng quy hoạch dự án đều mong muốn dự án sớm thực hiện để người dân có thể ổn định cuộc sống và yên tâm đầu tư, phát triển sản xuất.

Theo ghi nhận thực tế tại khu vực quy hoạch triển khai dự án ở huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai, khi nghe thông tin dự án sẽ được điều chỉnh theo hướng làm từng giai đoạn, chia nhỏ hơn nhằm giảm áp lực huy động vốn thì người dân địa phương lại lo lắng bởi như vậy phần khó lại dồn về người dân. Cụ thể, nếu giai đoạn đầu chỉ tiến hành giải phóng mặt bằng chủ yếu ở khu vực rừng cao su, chưa động tới khu sinh sống tập trung của người dân, vô hình chung, sân bay này lại thành một rào cản, chắn ngang con đường đi lại và làm ăn của người dân.

Do đó, người dân địa phương thay vì chỉ phải di chuyển mất 1 giờ để tới Long thành như hiện tại, có sân bay xây dựng sát bên đường cao tốc Tp.HCM - Long Thành thì người dân sẽ phải đi vòng qua và sẽ mất gấp 2-3 lần thời gian để đến huyện lỵ.

Gần 20 năm nay (quy hoạch được công bố năm 1997), người dân tại đây đã phải sống “treo” bên lề dự án sân bay lớn nhất nước này. Vì thế, nguyện vọng của người dân là sớm di chuyển một lần, trả đất một lần để sớm tái định cư và ổn định cuộc sống.

Nguồn: batdongsan.com.vn
zalo